Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
) Siôn – nơi 144.000 thánh đồ nhóm lại
Sứ đồ Giăng xem thấy và ghi chép về sự vinh hiển của Siôn rằng 144.000 thánh đồ, tức là những người sẽ được cứu vào ngày cuối cùng, sẽ nhóm lại tại Siôn này. Nghĩa là, người được cứu rỗi vào thời đại này thì phải ở lại Siôn, tức là ở lại trong lẽ thật giữ các kỳ lễ trọng thể.
Khải Huyền 14:1-3 “Tôi nhìn xem, thấy Chiên Con đứng trên núi Siôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người đều có danh Chiên Con và danh Cha Chiên Con ghi trên trán mình. Tôi nghe một tiếng từ trên trời xuống… Chúng hát một bài ca mới trước ngôi, trước bốn con sinh vật và các trưởng lão. Không ai học được bài ca đó, họa chăng chỉ có mười bốn vạn bốn ngàn người đã được chuộc khỏi đất mà thôi.”
Siôn chính là Hội Thánh giữ các kỳ lễ trọng thể. Cho nên, 144.000 người đã được chuộc khỏi đất phải là một trong số những người giữ các kỳ lễ trọng thể, hát bài ca mới, và được đóng ấn của sự cứu rỗi trên trán nhờ đó được đi vào Nước Thiên Ðàng vĩnh cửu. Trong số rất nhiều người như cát bờ biển trên thế gian này, chúng ta đặc biệt được Ðức Chúa Trời lựa chọn, Ngài ban lời hứa cho chúng ta được đi vào Nước Thiên Ðàng trên trời. Hãy giữ trong lòng lời hứa này và chúng ta cùng đi vào Nước Thiên Ðàng đã được để dành cho chúng ta.
"Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ"hay "Hội thánh Đức Chúa trời làm chứng cho Chúa Giesu" là "hiện tượng tôn giáo mới"có nguồn gốc từ đạo Tin lành, do một người Hàn Quốc là Ahn Sahng Hong (1918-1985)lập ra từ năm 1953, có Tổng hội đặt tại Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc và các chi nhánh ở các quốc gia.Năm 1985, sau khi ông Alm Sahng Hong qua đời, Hội thánh mở rộng được 13 giáo đoàn tại Hàn Quốc.Năm 2015 có khoảng 2,5 triệu tín đồ; 2500 Hội thánh (trong đó Hàn Quốc có 400 Hội thánh) có mặt ở 175 quốc gia.
"Một buổi truyền đạo trái phép của Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ" (ảnh nguồn internet)
"Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ" sử dụng Kinh thánh (66 quyển) và tin có Đức Chúa Trời Ba ngôi như đa số các tổ chức Tin lành khác. Tuy nhiên, tổ chức này tin Đức Chúa Trời Ba ngôi đã hiện thân vào ông Ahn Saghn Hong (Đức Chúa trời Cha) và tin có Đức Chúa trời Mẹ (hiện thân ở bà Jang Gil Ja, vợ của Ahn Sahng Hong). Trong giáo lý của tổ chức, "Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ" không sử dụng cây Thánh giá, tượng Chúa; nữ trùm khăn ren trắng; không tổ chức lễ Giáng sinh, tin vào ngày tận thế, hàng tuần có lễ Sabat.
Đối tượng Đỗ Xuân Hiếu, trú tại 17/347 Hùng Vương, Hồng Bàng tham gia hoạt động Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ trái phép, trồng cần sa ở nhà, bị cơ quan công an bắt giữ
Tại Việt Nam, “Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ” được du nhập từ năm 2001thông qua hoạt động nhập cảnh của một giáo sĩ người Hàn Quốc và một số người lao động ở Hàn Quốc trở về. "Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ" có tổ chức không chặt chẽ, hoạt động theo các nhóm nhỏ lẻ, len lỏi đến từng địa phương.Đã ghi nhận hoạt động của tổ chức này ở 21 tỉnh, thành phố trên toàn quốc như: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn…
Đáng chú ý, "Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ" có nhiều hoạt động phức tạp về ANTT. Các đối tượng trên đã lén lút đến các địa phương để tuyên truyền dưới danh nghĩa là nhân viên các công ty bán hàng đa cấp, giới thiệu sản phẩm để tiếp cận, lôi kéo người tham gia. Qua công tác quản lý và được quần chúng nhân dân cung cấp thông tin, các lực lượng chức năng đã ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc tụ tập, tuyên truyền, sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật.
Thủ đoạn lôi kéo thành viên tham gia "Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ": Các đối tượng thuê phòng trọ tại những khu vực tập trung đông người rồi liên kết với các đối tượng trên địa bàn, sử dụng luận điệu xuyên tạc không đúng với kinh thánh, mang tính chất tà giáo, mê tín dị đoan như: Tuyên truyền về ngày tận thế, chỉ cần sống cho bản thân mình, từ bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không làm cũng có ăn, đitheo Hội thánh mới được cứu rỗi, có dấu hiệu cưỡng ép người theo đạo, lợi dụng giáo lý để trục lợi.Các điểm nhóm này không có địa điểm sinh hoạt cố định. Phụ trách nhóm có nhóm trưởng, có nhiệm vụ hướng dẫn kinh thánh cho tín đồ mới, tổ chức sinh hoạt, thờ phượng, tập hợp tình hình, phát triển tín đồ. Các đối tượng trưởng nhóm thường luân chuyển, chọn lựa địa điểm kín đáo để đối phó với cơ quan chức năng và sự hiếu kỳ của người dân. Chúng dùng thủ đoạn lôi kéo người thân, bạn bè, các mối quan hệ xã hội hoặc đi từng nhóm từ 2 đến 3 người đến các nơi như công viên, trường học, siêu thị, chung cư, khu công nghiệp để tuyên truyền phát triển tín đồ. Luận điệu tuyên truyền là “gần đến ngày tận thế, mọi người nhanh chóng tham gia vào nhóm để được vào nước thiên đàng”. Sau khi lôi kéo được người tham gia, các đối tượng sẽ các Nhóm trưởng hướng dẫn đọc Kinh thánh.
Các đối tượng cầm đầu có biểu hiện hoạt động mang nặng tính chất mê tín dị đoan, đưa ra lý lẽ về ngày tận thế và những hành vi, ứng xử trái văn hóa dân tộc, gây mất đoàn kết nội bộ gia đình, thậm chí vi phạm pháp luật và chiếm đoạt tài sản cá nhân để trục lợi (mỗi người tin theo đóng 1/10 thu nhập để dâng lên Chúa Trời). Điều nguy hiểm là một số người bị lôi kéo cũng tích cực học đạo và đi truyền giảng đạo, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, khi bị phản đối thì coi người thân như ma quỷ, ruồng bỏ gia đình. Hoạt động của nhóm đạo “Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ” đã làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo một bộ phận nhân dân, gây mâu thuẫn. Thành phần tin theo"Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ"chủ yếu là học sinh, sinh viên, phụ nữ là những đối tượng cả tin, dễ bị các đối tượng lôi kéo, lợi dụng tin vào những lời mê hoặc của những người đứng đầu.
Trên địa bàn Hải Phòng đã từng xuất hiện hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ”. Từ năm 2016 - 2018, các lực lượng chức năng của thành phố đã phát hiện, đấu tranh, yêu cầu ngừng hoạt động tôn giáo trái pháp luật đối với 13 vụ việc trên địa bàn các quận, huyện: Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh, Vĩnh Bảo, An Dương, Thủy Nguyên… Có nhiều điểm nhóm tập trung đông người tham gia(từ 30- 40 người). Để lôi kéo người tham gia, ngoài các phương thức, thủ đoạn hoạt động như ở các địa phương khác, số đối tượng ở Hải Phòng cho tín đồ là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng lên lớp học, vào ký túc xá các trường; vận động các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng xóm; cho tín đồ cốt cán đi đến từng nhà dân… để lôi kéo tham gia, nếu bị ngăn cấm tham gia sẽ không nghe theo, giữ kín mọi thông tin về tổ chức, thậm chí bỏ nhà ra đi.Nhiều gia đình, người thân của tín đồ trong tổ chức đã có đơn kiến nghị, tố cáo gửi các đơn vị chức năng, các cấp chính quyền đề nghị xử lý mạnh tay, không để tổ chức này lôi kéo con em họ, gây phức tạp về ANTT. Sau một thời gian dài tuyên truyền, vận động, số người tin theo đã nhận thức được bản chất của tổ chức này và tự nguyện từ bỏ.
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, "Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ"chưa được nhà nước công nhận là tổ chức tôn giáo.
Đề nghị nhân dân cần nhận diện rõ bản chất hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ” để không tin, không tham gia, kịp thời thông báo với chính quyền nếu phát hiện có hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ” ở địa phương.
) Nguồn gốc của cái tên “Siôn” (thành Siôn)
“Siôn” là tên của một đồi nằm ở khu vực phía Tây Nam Giêrusalem – thành phố trung tâm xứ Canaan. Thành Siôn này vốn là nơi định cư của người “Giêbusít”. Nhưng đến thời đại vua Ðavít, sau khi lên ngôi, vua chinh phục thành Siôn này và thành thuộc vào lãnh thổ Ysơraên. Vua Ðavít xây dựng thành lũy xung quanh nơi ấy và đặt tên là “thành Ðavít” hay là “thành Siôn” (II Samuên 5:3). Ðến thời đại vua Salômôn, vua dựng nên đền thánh Giêrusalem trong thành Siôn và hầu việc Ðức Chúa Trời trong đó.
Trong đền thánh Giêrusalem, nơi mà Ðức Chúa Trời lấy làm nơi ngự, người ta thờ lạy Ðức Chúa Trời bởi các tế lễ của kỳ lễ trọng thể của Ngài, và bởi tế lễ ấy mà sự phước lành của Ðức Chúa Trời được bảo đảm cho người dân của Ðức Chúa Trời. Trong các kỳ kễ trọng thể có ngày Sabát, Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Ðầu Mùa, Lễ Bảy Tuần Lễ, Lễ Kèn Thổi, Ðại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm; ngoài những lễ trọng thể định kỳ ấy ra, còn những lễ hằng hiến – lễ dâng hằng ngày, và những lễ không nhất định khác cũng được cử hành trong đền thánh nữa. Vậy, từ lúc đó, người dân Ysơraên (người dân được Ðức Chúa Trời lựa chọn) mà giữ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời theo luật pháp ấy, được gọi là “Siôn” hay “người dân Siôn”. Thành Siôn theo nghĩa đen – nghĩa bề ngoài, nghĩa phần xác, là khu vực có đền thánh Giêrusalem được dựng nên; nhưng theo nghĩa bóng – nghĩa bề trong, nghĩa phần linh hồn, thì Siôn là nơi người dân hầu việc Ðức Chúa Trời bởi tế lễ các kỳ lễ trọng thể của Ngài, và nhờ đó được cứu rỗi, là Hội Thánh Lẽ Thật giữ gìn các kỳ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời (Êsai 33:20-24).
Sự phước lành của Ðức Chúa Trời được hứa đối với người dân thành Siôn
Đã là người tin vào Ðức Chúa Trời thì chắc đều đã từng nghe về cái tên “Siôn”. Tuy nhiên, thật ra thì không dễ dàng tìm ra người biết rõ ràng về Siôn. Anh chị em có biết Siôn là nơi thế nào không? Và khi người ta hỏi anh chị em rằng “Những người dân ở Siôn được nhận lãnh phước lành gì?” thì anh chị em có thể trả lời đúng theo những điều Ðức Chúa Trời đã dạy dỗ được không? Mỗi khi hỏi về lời của Ðức Chúa Trời thì chúng ta dễ thấy rằng hầu như mọi người đều giả vờ như mình biết về lời của Ngài, nhưng thực chất họ không biết mà trả lời theo sự suy xét và tri thức thông thường của họ một cách hợp lý hóa. Hiện tượng này là hậu quả của việc họ không biết ý muốn của Ðức Chúa Trời, do họ nhận sự dạy dỗ bởi giáo lý mà loài người làm ra, chứ không được nhận lời lẽ thật của Ðức Chúa Trời.
Bây giờ, cuộc sống đức tin của anh chị em ra sao? Anh chị em có đang vâng theo lời của Ðức Chúa Trời không? Nếu có, thì ấy là gì? Ấy có phải là thờ phượng Chủ nhật hay thờ phượng Thứ tư, hay cầu nguyện thức đêm Thứ sáu, hay Nôen, hay lễ cảm tạ, hay lễ mạch nha, hay tuần lễ trẻ em? Hết thảy điều đó là sự dạy dỗ của ai? Trong Kinh Thánh không có sự dạy dỗ như vậy. Hết thảy các lễ đó được lập ra bởi loài người. Giữ lễ được lập ra bởi loài người thì không những bị Đức Chúa Trời ghét, mà còn không được nhận bất cứ phước lành nào cả. Đối với người ấy, chỉ còn lại sự phán xét rủa sả bởi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời mà thôi (Êsai 1:14, Galati 1:6, Khải Huyền 22:18).
Ðó là một vấn đề rất nghiêm trọng và cũng rất quan trọng. Ðể hiểu biết lời của Ðức Chúa Trời, chúng ta phải bỏ đi suy nghĩ riêng của mình mà nhận lãnh lời của Ðức Chúa Trời một cách khiêm nhường. Thật là may mắn thay cho những người dân Siôn được lựa chọn. Ðức Chúa Trời hứa rằng duy chỉ những người dân Siôn mới được nhận phước lành sự tha tội và sự sống đời đời bởi giao ước ân điển và yêu thương. Thật đáng vui mừng và cảm tạ biết bao! Vậy thì, chúng ta hãy học một vài nội dung cơ bản về Siôn, nơi được hứa ban cho phước lành của Đức Chúa Trời.