Xã Phú Nghĩa Huyện Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phước

Xã Phú Nghĩa Huyện Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phước

Công văn số:1260-CV/HU V/v định hướng tình hình tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân

Vị trí địa lý huyện Bù Gia Mập trên bản đồ Bình Phước

Huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Bình Phước, cách thành phố Đồng Xoài khoảng 65 km, có địa giới hành chính:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG HUYỆN BÙ GIA MẬP

1. Văn phòng công chứng Phạm Anh Kỳ.

Văn phòng công chứng Phạm Anh Kỳ được thành lập năm 2018 dưới sự quản lý của Sở tư pháp tỉnh Bình Phước. Là Văn phòng công chứng được thành lập và phát triển, vững mạnh nhận được nhiều sự tin tưởng của người dân, cán bộ, tổ chức…Hoạt động theo mô hình văn phòng công chứng được pháp luật chấp nhận. Cung cấp dịch vụ công chứng, sao kê chính xác và nhanh chóng. Văn phòng còn có chỗ đỗ xe rộng rãi, thoáng mát.

Trưởng Văn phòng công chứng Phạm Anh Kỳ: Công chứng viên Phạm Anh Kỳ

Địa chỉ Văn phòng công chứng Phạm Anh Kỳ: Thôn 4, Xã Đa Kia, Huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.

2. Văn phòng công chứng Huỳnh Chiến.

Phương châm, chiến lược hoạt động của Văn phòng công chứng Huỳnh Chiến tuân thủ hiến pháp và pháp luật, tôn trọng đạo đức hành nghề Công chứng. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên có kiến thức pháp luật và được đào tạo bài bản, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Công chứng viên cùng tập thể chuyên viên pháp lý, chuyên viên chuyên ngành, tâm huyết, trung thực được đào tạo chuyên nghiệp luôn luôn phấn đấu đáp ứng những nhu cầu chính đáng của khách hàng.

Trưởng Văn phòng công chứng Huỳnh Chiến: Công chứng viên Lương Thanh Sơn

Địa chỉ Văn phòng công chứng Huỳnh Chiến: Thôn Khắc Khoan, Xã Phú Nghĩa, Huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.

Ngày 06/07/2021, HĐND huyện đã thông qua Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND về việc thông qua Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Theo Quy hoạch này thì đến năm 2030 tổng diện tích đất tự nhiên là của huyện 106.464,71 ha, trong đó Đất nông nghiệp là 92.989,78ha, chiếm khoảng 87% tổng diện tích tự nhiên (Trong đó Đất chuyên trồng lúa 632,27 ha) và Đất phi nông nghiệp là 13.474,93 ha, chiếm khoảng 13% tổng diện tích tự nhiên. Đặc biệt huyện không còn diện tích đất chưa sử dụng.

Về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất thì tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 4.123,38 ha.

HĐND huyện giao UBND huyện trình UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Gia Mập giai đoạn 2021- 2030 và tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Sau khi Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của huyện được phê duyệt, UBND huyện có trách nhiệm công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 đến mọi tổ chức và cá nhân được biết; triển khai các dự án do địa phương xác định, phối hợp và tạo mọi điều kiện để thực hiện các dự án do cấp trên phân bổ thuộc phạm vi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian quy định.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC

Vị trí địa lý, diện tích dân số

Huyện Bù Gia Mập gần như bao quanh Thị xã Phước Long, các tuyến đường ĐT chạy qua, cách thị xã Đồng Xoài 65 km, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện khá hoàn chỉnh nối liền từ trung tâm huyện đến các xã đều được trải nhựa và nối liền với các huyện trong tỉnh. Trong đó có một số trục giao thông quan trọng là tỉnh lộ ĐT741 nối liền với trung tâm tỉnh lỵ

– Phía Đông giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông và huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước;

– Phía Tây giáp huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp;

– Phía Nam giáp huyện Phú Riềng và Thị xã Phước Long;

– Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài hơn 60km

– Huyện có 106.428,15 ha diện tích tự nhiên và dân số trung bình (năm 2015) là 75.208 người (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 27.122 người) và có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Đắk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Thắng, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Đa Kia và Phước Minh.

Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiếm lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.

Tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Bù Gia Mập nói riêng nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,20C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 – 90C nhất là vào các tháng mùa khô.

– Nhiệt độ trung bình:                26,10C/năm

– Nhiệt độ tháng cao nhất:         27,40C (tháng 5)

– Nhiệt độ tháng thấp nhất:       24,70C (tháng 11)

– Nhiệt độ cao tuyệt đối:           35,20C

– Nhiệt độ thấp tuyệt đối:                17,90C.

Đất ở huyện Bù Gia Mập chủ yếu là đất đỏ Bazan rất màu mỡ, có khả năng thích nghi đối với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, điều và tiêu là vựa cao su, cây điều lớn nhất của tỉnh Bình Phước.

Huyện Bù Gia Mập có vườn Quốc gia Bù Gia Mập với diện tích rừng và đất rừng khá lớn, khoảng 26.032 ha(trong đó rừng tự nhiên là 21.376 ha) nên hệ động, thực vật rừng rất đa dạng phong phú, là nơi bảo tồn hệ động, thực vật hoang dã, nguồn dược liệu quý hiếm(724 loài thực vật, 278 giống cây dược liệu, 437 loài động vật hoang dã), các nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật, các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới – thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, núi thấp có độ cao dưới 1.000m đặc trưng cho sự chuyển tiếp từ vùng Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam Bộ. Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện như Thác Mơ, Cần Đơn..Ngoài ra còn phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái.

Trên địa bàn huyện có Sông Bé chảy qua theo hướng Bắc Nam, lưu vực rộng khoảng 4.000 km2 Với 3 chi lưu chính: Suối Đăk Huýt dài 80 km, Suối Đắk Lung dài 50 km, suối Đắk Lap dài 9 km lưu lượng dòng chảy trung bình đạt khoảng 100m3/s. Trên Sông Bé quy hoạch 4 công trình thủy lợi, thủy điện lớn theo 4 bậc thang : Thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phú Miêng, và Phú Hòa.

TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo nghị quyết số 35-NQ/CP và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2009 (gồm 18 xã), trên cơ sở phần còn lại của huyện Phước Long cũ, sau khi thành lập thị xã Phước Long. Ngày 01/8/2015, một lần nữa huyện Bù Gia Mập được chia tách thành 02 huyện: Bù Gia Mập(gồm 08 xã) và huyện Phú Riềng(gồm 10 xã) theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

HUYỆN BÙ GIA MẬP ĐANG PHÁT TRIỂN VƯƠN LÊN MẠNH MẼ

Bù Gia Mập là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả cơ chế đặc thù trong xây dựng NTM của tỉnh Bình Phước. Năm 2016, 2017 chương trình xây dựng NTM ở huyện Bù Gia Mập đã huy động 94% người dân tham gia bằng nhiều việc làm cụ thể thiết thực. Cụ thể như xã Đa Kia, từ năm 2016 đến nay nhân dân đóng góp 11 tỷ đồng cùng với Nhà nước xây dựng 40 km đường giao thông. Bên cạnh đó người dân các khu dân cư tự nguyện đóng góp gần 600 triệu đồng xây dựng hệ thống chiếu sáng đường thôn, trục đường tỉnh 759 với chiều dài hơn 10 km. Đóng góp hơn 263 triệu đồng tu sửa đường giao thông, cầu, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước đến nay Đa Kia đạt 14/19 tiêu chí NTM.

Xã Bù Gia Mập người dân không chỉ đóng góp 02 tỷ đồng cùng Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng NTM mà còn tự nguyện đóng góp 768 ngày công lao động xây dựng 1 km đường bê tông, 230 ngày công phát quang thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh tại các tuyến đường liên thôn; hiến 2,3 ha đất, 552 cây trồng các loại để mở đường liên thôn Bù Rên –  Đắk Côn đến nay xã Bù Gia Mập đạt 13/19 tiêu chí NTM.

Từ năm 2016 đến hết quý I năm 2018, toàn huyện đã huy động 297 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp hơn 46 tỷ đồng. Từ các nguồn vận động, hỗ trợ, đóng góp, đến nay huyện Bù Gia Mập có 02 xã về đích NTM là Phú Nghĩa, Đức Thạnh và đang tập trung đầu tư cho xã Đa Kia về đích NTM năm 2018.

Ông Nguyễn Xuân Hoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết, cơ chế đặc thù trong xây dựng đường giao thông nông thôn là tỉnh hỗ trợ xi măng, huyện hỗ trợ cát đá, chi phí vận chuyển, người dân sẽ thực hiện đóng góp ngày công. Thực hiện Quyết định 679/QĐ-UBND sau này là Quyết định 1754/QĐ-UBND, huyện cụ thể hóa bằng các kế hoạch, các nghị quyết của huyện ủy về phát triển đường giao thông nông thôn, xây dựng NTM và nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân.

Chính do có cơ chế đặc thù, Bù Gia Mập đã thu hút phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, sức sáng tạo của nhân dân, tạo sự chuyển biến rõ nét trong đẩy mạnh xây dựng NTM. Nhờ đó kinh tế phát triển bền vững, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao.

Với thời gian rất ngắn mới thực hiện trong vòng khoảng 3 năm, huyện đã đầu tư được 97 tuyến đường với chiều dài khoảng 48,4 km và trên 50 tỷ đồng. Hiện nay cơ cấu vốn tỉnh hỗ trợ xi măng khoảng 25%, nhân dân đóng góp 25%, cát đá xi măng vận chuyển khoảng 50%. Với kinh phí này nguồn đầu tư của huyện là lớn nhất nhưng người dân tham gia đồng thuận cao trong việc thực hiện cơ chế này.

Mục tiêu huyện Bù Gia Mập phấn đấu đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm đạt 30%, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đạt 80%, huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia xây dựng NTM đạt 10% đến 30%. Có 50% số xã đạt chuẩn NTM và số xã còn lại đạt 70% tiêu chí NTM. Phong trào toàn dân xây dựng NTM đạt 70% trở lên.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, các cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của xây dựng NTM. Quan tâm đầu tư phát triển kinh tế nâng cao thu nhập trong đó nhân dân đóng vai trò chủ thể vừa thực hiện vừa thụ hưởng, Nhà nước hỗ trợ hướng dẫn.

Huyện Bù Gia Mập Có Bao Nhiêu Xã ? Huyện Bù Gia Mập có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 8 xã: Bình Thắng, Bù Gia Mập, Đa Kia, Đak Ơ, Đức Hạnh, Phú Nghĩa (huyện lỵ), Phú Văn và Phước Minh.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Bù Gia Mập còn lại 106.116 ha diện tích tự nhiên và 72.907 người với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 xã như hiện nay.