Dây chuyền sản xuất máy thở của Vingroup
Người lao động bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi nào?
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
* Ngoại lệ: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
* Lưu ý: Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động cùng một thời điểm thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trường hợp bắt buộc phải đăng ký tham gia BHXH
NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Trường hợp, NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
Quy định về thời gian làm việc đóng BHXH bắt buộc
Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nếu có thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 85, Luật BHXH năm 2014
Bên cạnh đó tại Khoản 5, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Mức đóng BHXH của công chức, viên chức
Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp
Câu hỏi: Tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp 03 năm ở công ty cũ, sau đó nghỉ việc nhưng không làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, tôi đang làm việc ở công ty mới được 06 tháng. Vậy thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước đây của tôi có được cộng dồn không?
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Bởi vậy, dù đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục do chuyển nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thời gian mà mình đã tham gia.
Câu hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2000, cũng là thời điểm tôi bắt đầu đi làm. Vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của tôi có giống như thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có từ năm nào?
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 lần đầu tiên ghi nhận chế độ "bảo hiểm thất nghiệp". Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, nhưng thời điểm bắt đầu áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là từ 01/01/2009. Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp chính thức có từ năm 2009.
Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp được quy định riêng tại Luật Việc làm năm 2013, không còn quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội như trước đây.
Do đó, thời gian người lao động tham gia hợp đồng lao động trước năm 2009 thì không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Câu hỏi: Tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, nay nghỉ việc chờ nghỉ hưu không đi làm đâu nữa thì có nhận trợ cấp thất nghiệp 1 lần luôn được không?
Hiện nay, theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đang được tính theo từng tháng.
Cùng với đó, khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng quy định, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp theo từng tháng cho người lao động.
Chính vì vậy, người lao động sẽ không thể lấy trợ cấp thất nghiệp một lần cho toàn bộ thời gian mà mình được hưởng.
Câu hỏi: Tôi nghỉ việc hơn 1 năm chưa lấy tiền trợ cấp thất nghiệp thì liệu thời gian đóng trước đó có mất không ạ?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu để quá thời hạn này, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không nhận hồ sơ nữa.
Lúc này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được tự động bảo lưu để tính cho lần hưởng tiếp khi có đủ điều kiện.
Bởi khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 đã nêu rõ, thời gian đóng bảo hiểm để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về mức đóng BHXH, BHTN và BHYT năm 2024 cùng các quy định pháp luật mới nhất về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hy vọng các hướng dẫn sẽ hữu ích cho mọi người trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật.
Theo bảng tổng hợp tỷ lệ đóng bảo hiểm giữ nguyên mức 32% với ba loại bảo hiểm gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Chi tiết mức đóng cho từng loại bảo hiểm như sau:
Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% tháng lương trong đó: Người lao động đóng 10,5%, đơn vị sử dụng lao động đóng 21,5%. Riêng đối với người lao động nước ngoài do không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 30% trong đó: NLĐ đóng 9,5%, đơn vị đóng 20,5%.
Đối với quy định về mức đóng bảo hiểm thi việc tăng lương cơ sở từ 1.800.000đ lên thành 2.340.000đ đã thay đổi quy định về mức đóng BHXH và BHYT như sau:
Quy định về mức lương cơ sở mới áp dụng theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng…”
Đối với quy định về mức đóng bảo hiểm tối thiều thì vẫn không thay đổi do công thức tính áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể:
Để tiện cho việc tra cứu quy định pháp luật, Luật Trí Nam chia sẻ mức lương tối thiểu vùng để mọi người tham khảo
Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Quy định thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ BHXH bắt buộc
Tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất. Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động phải đóng BHXH đủ thời gian quy định mới được xét hưởng các chế độ này.
Không quy định thời gian tham gia BHXH bắt buộc để hưởng chế độ ốm đau. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chỉ yêu cầu người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc.
Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội quy định để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH bắt buộc như sau:
- Theo Khoản 2, Điều 31 quy định: phải đóng BHXH đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản áp dụng với:
- Theo khoản 3, Điều 31 quy định: lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐXH về thời gian đóng BHXH để hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con của chồng như sau:
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định về thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các điều kiện để hưởng chế độ này liên quan đến thời gian tai nạn, mức độ thương tật, địa điểm tai nạn, công việc đang làm thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hay không…
Để được hưởng chế độ tai nạn lao động người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp người lao động căn cứ vào Điều 46, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Do đó, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 là đã có thể hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN theo quy định.
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2019, thì người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
Như vậy, thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu là 20 năm tương đương với 240 tháng đóng BHXH (tính cả thời gian tham gia BHXH tự nguyện nếu có).
Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Để thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH như sau:
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động