Theo dự báo của IMF, năm 2022, 5 quốc gia có quy mô GDP nhất gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Iran và Hàn Quốc, chiếm hơn 94% GDP của châu Á. Trong khi đó, Đông Timor là quốc gia được dự báo có quy mô GDP nhỏ nhất châu Á, đạt 2,46 tỷ USD.
Mexico – Xuất khẩu 270,000 tấn cà phê
Mặc dù là người đến sau, ngành kinh doanh cà phê đang bùng nổ ở Mexico. Trong khi các đồn điền cà phê không được đưa vào sử dụng cho đến cuối thế kỷ 18 ở Veracruz, Mexico hiện là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Loại cây này được trồng trên 16 bang ở Mexico. Mexico chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt. Phần lớn cà phê được sử dụng để pha chế và cà phê rang đậm. Các loại bao gồm bourbon, caturra, maragogype và Mundo Novo.
Ethiopia – Xuất khẩu 471,247 tấn cà phê
Cà phê không chỉ là một loại đồ uống đối với người dân Ethiopia mà còn là một phần văn hóa của họ. Đây là quê hương của cà phê Arabica ngay từ những năm 1600 trong thương mại Java. Ngoài ra, Ethiopia có hàng nghìn loại hạt cà phê, nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên, ba loại chính được trồng là Shortberry, Mocha và Longberry. Cà phê Ethiopia nổi bật với hương hoa, hương vị socola, gia vị và rượu mạnh.
Peru – Xuất khẩu 346,466 tấn cà phê
Từ những năm 1700, cà phê đã được trồng ở khắp các vùng ở miền Bắc, vành đai miền Trung và miền Nam Peru. Giống như Honduras, phần lớn sản lượng cà phê ở Peru trước đây đều được người dân tiêu dùng là chính. Cà phê Peru có hai loại chính, được chia cùng với các đồn điền. Những loại được trồng ở vùng cao (đặc biệt là Andes) dào dạt hương vị hoa. Những cây ở vùng đồng bằng thường có thân trung bình với hương hoa và trái cây.
Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 05 tháng đầu năm 2021
Xuất khẩu cà phê Robusta đạt xấp xỉ 111,7 nghìn tấn; trị giá 177,83 triệu USD trong tháng 05/2021. Tăng 2% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với tháng 05/2020. Trong 05 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 618,9 nghìn tấn; trị giá 969,23 triệu USD; giảm 10,9% về lượng và giảm 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 (Số liệu từ thống kê của Tổng cục Hải quan).
Bên cạnh đó, cà phê Việt khi xuất khẩu còn phải đối mặt với những vấn đề khác như giá container và đối thủ cạnh tranh. Do tình trạng thiếu hụt container và hàng hóa tồn đọng trước đó dẫn đến việc giá cước tăng vọt. Hơn nữa, cà phê Việt Nam cạnh tranh với nhiều quốc gia khác, trong đó có Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Với việc gia tăng mạnh về diện tích, sản lượng cà phê của Brazil sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Brazil là đối thủ cạnh tranh lớn với cà phê Việt Nam
Tuy nhiên, Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo rằng sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2021/22 sẽ phục hồi từ 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao; trong khi tồn trữ sẽ giảm nhẹ. Trong đó, Robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá cả có xu hướng tăng trong 12 tháng qua. Người trồng cà phê có thêm động lực tăng năng suất bằng cách chấp nhận tốn kém hơn để tưới tiêu cho cây cà phê trong mùa khô. Trước những dự báo tích cực trên cùng Innovative Hub xem qua cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới nhé!
Indonesia – Xuất khẩu 668,677 tấn cà phê
Kinh doanh cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế của Indonesia. Cả nước hiện đang trồng và xuất khẩu hơn 20 giống cà phê. Chủ yếu được đặt tên theo các vùng trồng cà phê, một số giống cà phê phổ biến ở Indonesia là Bali, Flores, Sumatra, Java, Papua và Sulawesi. Cây cà phê của Indonesia được công nhận là có thân gỗ chắc chắn, có hương vị của đất và vị chua thấp.
Brazil – Xuất khẩu 2,680,515 tấn cà phê
Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hơn 150 năm. Vào đầu thế kỷ 20, quốc gia này chiếm gần 80% lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới. Hiện tại, tổng kim ngạch xuất khẩu bằng một phần ba sản lượng còn lại của thế giới. Điều này không quá ngạc nhiên khi Brazil sở hữu vị trí địa lý thuận lợi để trồng cà phê Arabica và Robusta. Thêm vào đó, cà phê Brazil nổi tiếng với vị kem đặc, độ chua thấp, hương socola và caramel giàu vị đắng nhẹ tinh tế. Với hơn 20,000 đồn điền cà phê trải rộng trên 10.000 dặm vuông, Brazil đang vượt xa các quốc gia khác.
Việt Nam – Xuất khẩu 1,542,398 tấn cà phê
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau gạo. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới. Theo đó, Việt Nam là nước sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Những quốc gia trên thế giới đều sử dụng hạt cà phê Robusta từ Việt Nam vì có độ chua thấp, vị đắng và các nốt mocha.
Guatemala – Xuất khẩu 204,000 tấn cà phê
Nằm ở phía đông của Mexico và phía tây của Honduras, Guatemala cũng là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới. Nước này là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khắp Trung Mỹ trong thế kỷ 20 (trước khi bị Honduras vượt qua). Từ thế kỷ 19, xuất khẩu cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế đất nước.
Các vùng sản xuất cà phê trong nước là những vùng có khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa. Những vùng này bao gồm Antigua, Atitlan, Cao nguyên Fraijanes, Cao nguyên Huehuetenango, Nuevo Oriente, Volcan San Marcos và Rainforest Coban. Hương vị cà phê Guatemala sẽ được xác định bởi vị trí của đồn điền. Loại được trồng ở Tây Nguyên có vị chua từ hoa và thường có vị cay hoặc vị socola. Những loài xuất thân từ các khu vực núi sẽ ít có tính axit vì chúng đã tiếp xúc với vùng biển Caribe hoặc Thái Bình Dương.
Và đó là những thông tin nhằm giải đáp cho câu hỏi “cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?”. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn đang ở vị trí thứ hai trên thế giới. Thế nhưng, nếu chúng ta không tận dụng lợi thế đó cùng với những ưu đãi từ Hiệp định thương mại EVFTA, UKVFTA sẽ dễ dàng bị các đối thủ khác vượt mặt.
Số liệu trong bài viết được lấy từ Alibaba.com
So với cùng kỳ, GDP Thái Lan đã tăng 1,9% trong quý cuối cùng, cũng cao hơn mức dự báo. Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,6% trong cả năm 2021.
Thái Lan là quốc gia cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 công bố kết quả tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Singapore đã tăng trưởng 7,2% trong năm 2021, phục hồi từ mức âm 5,4% do đại dịch gây ra vào năm 2020, theo dữ liệu sơ bộ được công bố hôm 3/1/2022. Mức tăng trưởng kinh tế Singapore trong năm 2021 là mức cao nhất kể từ năm 2010 - thời điểm nền kinh tế Singapore phục hồi 14,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Năm 2021, GDP Indonesia tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, dữ liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia cho biết, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020. Bộ Tài chính nước này trước đó đã dự báo tăng trưởng ở mức 3,7%.
Theo Cục thống kê Malaysia, GDP quốc gia này tăng trưởng 3,1% trong năm 2021 so với cùng kỳ. Malaysia đang trên đà phục hồi sau khoảng hai năm Covid-19, hàng nghìn người đã mất việc làm và doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sản xuất kinh doanh.
Philippines được báo cáo đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến và có vẻ sẽ tăng tốc hơn nữa trong năm nay. GDP Philippines tăng 5,6% trong năm 2021 so với cùng kỳ.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,58% trong năm 2021 so với năm 2020, theo Tổng cục Thống kê. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với các dự báo của các tổ chức quốc tế, do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý 3/2021, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, mức tăng trưởng này cũng dựa trên nền tảng năm 2020 tăng trưởng dương 2,91%.
Như vậy, thứ hạng về GDP của nhóm này đã thay đổi ra sao so với năm 2020?
Tính toán theo dữ liệu GDP của IMF và dữ liệu tăng trưởng do cơ quan thống kê của các quốc gia công bố
Như vậy, trong năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 về GDP trong khu vực Đông Nam Á với GDP khoảng 352 tỷ USD, xếp sau Singapore với vị trí thứ 4 với 364 tỷ USD. Vị trí top 3 là Indonesia, Thái Lan và Philippines không thay đổi so với năm 2020. Malaysia cũng tiếp tục giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn của khu vực.
Năm 2020 là lần đầu tiên Việt Nam vượt Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á về GDP. Trước đó, năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho hay: "Kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa".
Ở thời điểm đó, dự báo kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 của DBS dựa trên một số giả định: (1) Việt Nam có thể tăng trưởng bình quân 5,5% trong những năm tới và trung bình khoảng 6-6,5% trong trung hạn khoảng 10 năm. (2) Tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 1% rồi giảm dần xuống 0,5%. (3) Các nền kinh tế khu vực cũng giữ mức tăng trưởng bình quân vốn có, với Singapore là 2,5%.
Nhưng bất ngờ cho các chuyên gia này, là Việt Nam đã vượt qua Singapore về mặt quy mô kinh tế ngay một năm sau đó. Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam đã giảm sau 1 năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng Covid-19 lần thứ 4.
Năm nay, Việt Nam đang được kỳ vọng có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng 6-7% như trước Covid-19, theo đó trở lại vị trí thứ 4 về quy mô nền kinh tế trong khu vực ASEAN.
Mới đây, tờ Business Times (Singapore) đã có bài viết "Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới - Roar of a new Asian tiger", nói về Việt Nam. Trong đó nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành "con hổ châu Á mới" và đưa ra 6 dẫn chứng. Thứ nhất là sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Thứ hai là việc tài trợ cho khởi nghiệp. Thứ ba là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Thứ tư là sự "khát" lao động. Thứ năm là sự phát triển của thị trường bất động sản và cuối cùng là nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn.