Những Bài Thuốc Từ Nhan Sâm

Những Bài Thuốc Từ Nhan Sâm

Vệc ngâm sâm đương quy trong rượu đã trở thành một trong những cách sử dụng được ưa chuộng. Tuy nhiên, để thực hiện đúng cách và tận dụng tối đa hiệu quả của sâm đương quy ngâm rượu, chúng ta cần hiểu rõ về các khía cạnh quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về phương pháp này.

Đặc điểm của cây ô dược và vị thuốc ô dược

Ô dược là cây thân gỗ, cao khoảng 1 - 15m. Lá mọc so le, dạng hình bầu dục, mặt lá nhẵn bóng, mặt dưới lá có lông. Hoa của cây ô dược có màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ. Quả mọng dạng hình trứng, khi quả chín có màu đỏ, một hạt.

Phần rễ dùng làm thuốc được mô tả giống như đùi gà, khô, mập, chỗ to, chỗ nhỏ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt có màu vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hương thơm là tốt. Loại cứng già không làm thuốc được. Để sử dụng ô dược, sau khi đào rễ, cần cắt bỏ rễ phụ, rửa sạch và phơi khô. Nếu cắt miếng thì rễ tươi lấy về, cạo sạch vỏ ngoài (có khi không cạo) ngâm vào nước rồi thái thành từng miếng mỏng phơi khô.

Thành phần hóa học trong ô dược rất đa dạng bao gồm alkaloid linderan, linderen, rượu linderola, axit linderic, linderazulen, coclorin, cocculine, cetone, tinh dầu.

SKĐS- Ô dược là một vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền trị các bệnh về tiêu hóa...

Ô dược có tên khoa học là Lindera myrrha (Lour) Merr.; thuộc họ long não (Lauraceae). Với các thành phần alcaloid và tinh dầu từ rễ cây, ô dược có công dụng chính là hành khí, chỉ thống (giảm đau) và khứ hàn.

Tác dụng chữa bệnh của ô dược

Theo Y học cổ truyền, ô dược có vị cay, hơi đắng, tính ôn, quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận. Với công dụng chính là lý khí, hành khí, khai uất, tán hàn, chỉ thống, ôn thận, ô dược thường được dùng để trị ngực bụng trướng đau, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện đi nhiều, đái dầm, tiểu són. Ngoài ra, vị thuốc này còn chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, trẻ em có giun, sung huyết, đầu nhức, hay tiểu đêm.

Theo Y học hiện đại, ô dược giúp kích thích tăng tiết dịch ruột, giảm trương lực ruột nhằm đẩy khí ra bên ngoài và làm tăng nhu động ruột. Bột dược liệu khô có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu và cầm máu nhanh chóng.

4.1. Bài thuốc trị đau bụng dưới do hàn: Cao lương khương, hồi hương và ô dược mỗi vị 6g, thanh bì 8g. Đem sắc uống.

4.2. Bài thuốc trị đau bụng kinh, bụng đau và khí trệ do trúng khí hàn: Cam thảo 6g, sinh khương 6g, đảng sâm 10g, ô dược 10g và trầm hương 2g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

4.3. Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa gây ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, bụng đầy trướng và ăn uống khó tiêu: Hương phụ và ô dược bằng lượng nhau. Đem dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng từ 2 – 8g uống với nước gừng sắc, ngày dùng 2 lần.

4.4. Bài thuốc trị bàng quang hư hàn, thận dương bất túc gây tiểu nhiều và đái dầm: Sơn dược và ích trí nhân mỗi vị 16g, ô dược 10g. Đem sắc uống trong ngày.

4.5. Bài thuốc trị huyết ngưng khí trệ gây đau bụng kinh: Mộc hương và hương phụ mỗi vị 8g, đương quy 12g, ô dược 10g. Đem sắc uống trong ngày.

4.6. Bài thuốc trị tiêu chảy, sốt và lỵ: Ô dược (sao với cám) một lượng vừa đủ. Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 3 – 5g uống với nước cơm. Dùng 2 – 3 lần/ ngày, nên dùng trước khi ăn khoảng 90 phút.

Lưu ý: Nếu bị nặng, nên phối hợp với hoắc hương và cỏ sữa. Dùng mỗi thứ 10g đem sắc uống và chia thành 3 lần uống, dùng liên tục trong 1 – 2 tuần lễ.

4.7. Bài thuốc trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ, dùng cho trẻ nhẹ cân, gầy yếu, chậm lớn, ăn ngủ kém: Bạch truật, ô dược và màng mề gà (kê nội kim) sao cám, hoài sơn sao vàng và ý dĩ mỗi thứ 10 – 12g. Đem tán nguyên liệu thành bột mịn, mỗi lần dùng 5 – 9g uống với nước sôi để nguội. Mỗi ngày dùng 3 lần, sử dụng liên tục trong 2 – 3 tuần. Dùng bài thuốc nhiều đợt để trị dứt điểm bệnh.

4.8. Bài thuốc trị chứng đau bụng kinh ở phụ nữ: Sa nhân (vi sao) 3g, mộc hương và ô dược (vi sao) mỗi vị 12g, cam thảo 5g, huyền hồ (chích giấm) 12g và sinh khương 4g. Đem sắc uống, chia thành 2 lần uống. Uống thuốc trước khi ăn và dùng liên tục trong 17 – 21 ngày. Nên dùng sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.

Những người có thể trạng khí hư mà có nội nhiệt thì không dùng.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/8-bai-thuoc-tri-benh-tu-o-duoc-169211213170923346.htm

Một số bài thuốc chữa bệnh có đại hoàng

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có đại hoàng như sau:

+ Vị tràng thực nhiệt dẫn đến đại tràng bí kết, táo bón nặng, thậm chí có khi dẫn đến sốt cao, nói mê sảng, phát cuồng: Đại hoàng (nướng), hậu phác mỗi vị 9g; mang tiêu 15g; chỉ thực 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.

+ Nếu táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh: Đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g; chỉ thực 6g; hoặc đại hoàng 6g; vừng đen 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.

+ Người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp: Đại hoàng (sao vàng) 45g; đào nhân 20g; mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Các vị nghiền bột mịn, thêm mật ong làm hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g. Hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ xác.

Cần lưu ý rằng, để tăng nhu động ruột và làm cho đại tiện thông suốt, bao giờ đại hoàng cũng được dùng kèm với chỉ xác (đại hoàng phi chỉ xác bất thông), có nghĩa là đại hoàng làm phân nát ra, song để tống ra ngoài cần phải có chỉ xác, là những vị thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột.

Lưu ý: Khi dùng đại hoàng trị táo bón không nên dùng thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại, mặt khác đi ngoài nhiều bệnh nhân mất tân dịch sẽ gây mệt mỏi.

- Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù: Đại hoàng (sao cháy); hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.

- Trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú...: Đại hoàng (chích rượu) tán bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.

- Trị biến chứng đái tháo đường

Trị đái tháo đường biến chứng thận: Hoàng kỳ sống 30g; xích thược 15g; xuyên khung, đương quy, kê nội kim, thương truật mỗi vị 15g; đào nhân, hồng hoa, đại hoàng mỗi vị 6g; tang ký sinh 10g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Bài thuốc phù hợp với những trường hợp khí hư, huyết ứ, người mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, có protein trong nước tiểu.

+ Vàng da do viêm gan cấp: Ngoài điều trị tích cực bằng y học hiện đại có thể phối hợp với y học cổ truyền hiệu quả điều trị rất tốt. Phép điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng. Dùng bài "Nhân trần cao thang" gồm nhân trần 84g, đại hoàng 24g, chi tử 14g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Tác dụng: Lợi mật, giảm mỡ máu, ức chế sự thoái hóa của tế bào gan đạt hiệu quả tốt, vàng da giảm nhanh, tế bào gan hồi phục nhanh chóng.

+ Xơ gan: Đại hoàng 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, bán chi liên 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, xích thược 10g, đào nhân 10g, uất kim 8g, sài hồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích khí hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, tiêu trướng trừ mãn, cải thiện chức năng gan, hạn chế xơ hóa tế bào gan; đạt hiệu quả cao.

- Chữa hắc lào: Đại hoàng 10g, dấm 5ml, rượu 50ml. Ngâm trong 10 ngày, lấy ra bôi lên các vết hắc lào đã rửa sạch.

- Uống quá liều gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng chướng, đại tiện lỏng… Mặc dù đại hoàng có tác dụng thông tiện nhuận tràng nhưng dùng liên tục trong một thời gian dài lại gây ra hiện tượng táo bón thứ phát.

- Thận trọng khi dùng cho những người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bắp cải - món ăn bài thuốc | SKĐS

© 2022 - Bản quyền thuộc về Hiệu sách Bảo Khang