Trước khi tìm hiểu về việc khả năng Tiếng Anh trong phần thi quốc tịch Mỹ, bạn cần hiểu nhập quốc tịch Mỹ là gì.
Mặt tiêu cực của nợ công là gì?
Các nhà đầu tư thường đo lường mức độ rủi ro bằng cách so sánh nợ với tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia (tổng sản phẩm quốc nội – GDP). Tỷ lệ nợ trên GDP cho thấy khả năng chính phủ có thể trả hết nợ. Các nhà đầu tư thường không quan tâm cho đến khi tỷ lệ nợ trên GDP đạt tới mức tới hạn.
Khi các khoản nợ đến mức nghiêm trọng, các nhà đầu tư thường yêu cầu mức lãi suất cao hơn bù cho khả năng rủi ro cao hơn. Nếu khi đó quốc gia đó vẫn tiếp tục chi tiêu mạnh tay, khiến trái phiếu nhận được xếp hạng S & P thấp hơn, khả năng vỡ nợ của quốc gia đó sẽ tăng cao.
Các nhà đầu tư nước ngoài tăng lãi suất để đổi lấy rủi ro vỡ nợ cao, điều đó khiến cho các thành phiền của mở rộng kinh tế như nhà ở, tăng trưởng kinh doanh và cho vay tự động đắt đỏ hơn. Như vậy, để tránh các gánh nặng này, các chính phủ sẽ cẩn thận tìm ra điểm tới hạn của nợ công, đủ lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đủ nhỏ để giữ mức lãi suất ở thấp.
EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ sau soát xét, công bố tối 29/8, các chỉ số tài chính của Vingroup (VIC - sàn HOSE) vẫn đang ở ngưỡng “rất an toàn” với hệ số nợ ở mức khoảng 0,24.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022, được soát xét bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, Vingroup ghi nhận tổng cộng 31,6 ngàn tỷ đồng doanh thu và gần 3,5 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Nợ thực 166,6 ngàn tỷ đồng, chiếm 42% cơ cấu nợ
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất, đến hết ngày 30/6/2022, trong tổng Nợ phải trả của Vingroup, các khoản nợ vay thực sự (gồm vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và trái phiếu) cả ngắn hạn và dài hạn chỉ chiếm 42%, tương đương 166,6 ngàn tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn là 45,9 ngàn tỷ đồng, vay và nợ dài hạn là 110,9 ngàn tỷ đồng, nợ trái phiếu hoán đổi là 9,7 ngàn tỷ đồng.
Báo cáo thuyết minh chi tiết của Vingroup cho thấy phần lớn các khoản vay và nợ, bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn, là vay có đảm bảo bằng tài sản bao gồm hàng tồn kho, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tài sản cố định hữu hình, bất động sản đầu tư, cổ phiếu một số công ty mà Vingroup nắm giữ.
Đáng chú ý, có tới 33,8% tổng nợ phải trả của Vingroup, tương đương 134 ngàn tỷ đồng chủ yếu là các khoản khách hàng và đối tác trả trước để mua các sản phẩm bất động sản của Tập đoàn trong đó chủ yếu là các khoản người mua trả trước theo các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.
Theo quy định hiện hành, các khoản tiền khách hàng ứng trước để mua hàng hóa, dịch vụ trong tương lai nhưng chưa đủ điều kiện để được ghi nhận doanh thu trong kỳ thì sẽ được ghi nhận là khoản “Người mua trả tiền trước” trong phần nợ của doanh nghiệp.
Như vậy, về bản chất, khoản người mua trả tiền trước không phải là nợ mà là doanh thu của Vingroup trong tương lai.
Số nợ còn lại của Vingroup, tương đương 96 ngàn tỷ đồng, là các khoản phải trả ngắn hạn khác nhưng chưa đến hạn thanh toán. Các khoản này gồm nợ nhà cung cấp, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, các khoản chi phí xây dựng trích trước...
Trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung, đây là các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động thường xuyên. Với Vingroup, khoản nợ này về cơ bản được đảm bảo từ các khoản phải thu của Tập đoàn, khoảng hơn 111 ngàn tỷ đồng (gồm 104 ngàn tỷ đồng phải thu ngắn hạn và 7,4 ngàn tỷ đồng phải thu dài hạn).
Hệ số nợ 0,24 nằm sâu trong ngưỡng an toàn
Cũng theo Báo cáo tài chính hợp nhất, tổng tài sản của Vingroup tại 30/6/2022 là gần 529 ngàn tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng thời điểm năm 2021. Đáng chú ý, Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đang có “khoản dự phòng” là hơn 42 ngàn tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tăng 130% so với thời điểm 31/12/2021.
Các khoản tương đương tiền của Vingroup vào ngày 30/6/2022 bao gồm các hợp đồng tiền gửi bằng VNĐ có kỳ hạn gốc từ 1 tháng đến 3 tháng với lãi suất từ 3%/năm đến 4%/năm và các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp bằng VNĐ có thời gian thu hồi không quá 3 tháng với lãi suất từ 6,9%/năm đến 8%/năm.
Nợ thuần chỉ tương đương 24% tổng tài sản của Vingroup.
Nếu lấy khoản nợ vay thực sự, là 166 ngàn tỷ, trừ đi “khoản dự phòng” 42 ngàn tỷ, thì nợ vay thuần của Vingroup tính đến hết Quý II/2022 là 124 ngàn tỷ đồng. Như vậy, hệ số nợ của Vingroup, tính bằng tỷ lệ giữa nợ vay thuần và tổng tài sản, chỉ là gần 0,24. Nói cách khác, nợ thuần chỉ tương đương 1/4 tổng tài sản của Vingroup.
Nếu tính Hệ số Nợ/Tổng tài sản cho toàn bộ chỉ tiêu “Nợ phải trả” theo Báo cáo tài chính thì hệ số nợ của Vingroup là 0,75 lần. Một số Tập đoàn hay doanh nghiệp lớn khác như Nova Group có hệ số nợ là 0,82, hay Techcombank 0,83, Vietjet 0,73…
Theo giới phân tích, tỷ lệ này cho thấy khả năng trả nợ của cũng như tình hình tài chính ở ngưỡng “an toàn” của Vingroup.
Trước đó, Tập đoàn này đã được hai định chế tài chính quốc tế lớn là Credit Suisse và Citigroup bảo lãnh huy động khoản vay khoảng 4 tỷ USD từ nguồn vốn nước ngoài để xây dựng nhà máy tại Bắc Carolina và phát triển các hoạt động kinh doanh tại Mỹ. Theo các chuyên gia, thoả thuận này cho thấy sức khoẻ tài chính và tiềm lực phát triển mạnh mẽ của Vingroup, bởi không dễ để các doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện nghiêm ngặt mà các định chế tài chính quốc tế hàng đầu thế giới đặt ra.