Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Đầu tư, cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng sống của người dân
Bên cạnh các kiến nghị, đề xuất gửi tới Trung ương, cử tri Bắc Ninh cũng gửi gắm tới các đại biểu Quốc hội tỉnh nhiều kiến nghị thuộc thẩm quyền địa phương, đề cập tới nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, giao thông, xây dựng giáo dục, y tế…mong sớm được giải quyết, tháo gỡ để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân.
Là địa bàn có nhiều khu công nghiệp, cử tri Bắc Ninh đề nghị tỉnh quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy của tỉnh nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy ở các khu công nghiệp nói riêng và các khu nhà trọ tập trung cho công nhân.
Cử tri xã Quảng Phú, huyện Lương Tài phản ánh, 5 trường học trên địa địa bàn xã đã xuống cấp, đề nghị các cơ quan chức năng xây mới hoặc bổ sung phòng học, xây nhà đa năng, nhà hiệu bộ cho các trường. Cử tri thị trấn Lim, huyện Tiên Du, đề nghị tỉnh, huyện quan tâm sớm phê duyệt dự án chuyển trường mầm non thị trấn Lim 1 ra điểm mới và tiến hành xây dựng trường mới do trường cũ đã quá tải. Cử tri thành phố Từ Sơn mong muốn được xây thêm các phòng học cho Trường THCS Châu Khê …
Cử tri mong muốn có thêm nhiều công trình giao thông, tăng cường kết nối trên địa bàn.
Cùng với đó, cử tri các huyện Tiên Du, Gia Bình, Thuận Thành đề nghị tỉnh, huyện đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng các tuyến đường trên địa bàn, góp phần tạo thuận lợi cho người dân di chuyển và tăng cường kết nối khi tham gia giao thông.
Cử tri huyện Yên Phong đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, đầu tư làm đường đấu nối Đông Xuyên với Khu công nghiệp Yên Phong 2C để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi lại, làm việc tại khu công nghiệp. Cử tri xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình phản ánh tuyến đường trục Trung tâm xã Nhân Thắng đã thi công, trải thảm lần 1 nhưng chưa đi lại được do dừng thi công, để lại khoảng trống ngăn cách Quốc lộ 17 và khoảng cách tới chợ và trường học, gây ảnh hưởng đến người dân khi di chuyển…
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách cho giáo viên, hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng khu xử lý nước thải cho làng nghề đúc đồng, nhôm, gia công cơ khí Quảng Bố và làng nghề gỗ mỹ nghệ Linh Mai, làng nghề giấy Phong Khê… cũng được cử tri quan tâm kiến nghị.
Theo thông tin mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Bắt đầu từ tháng 10 năm 2023, Nhật Bản quyết định tăng mức lương cơ bản các vùng ở Nhật.
Nước Nhật áp dụng mức tăng lương giờ tối thiểu lên 1.002 Yên/giờ từ tháng 10 năm 2023. Theo nguồn tin từ Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Trong đó, mỗi khu vực sẽ điều chỉnh mức tăng cụ thể như sau:
– Các tỉnh bao gồm: Tokyo, Aichi, Osaka, Tokyo, Chiba, Kanagawa, Saitama,… tăng lên 41 Yên/giờ.
– Những tỉnh như: Shizuoka, Shiga, Hyogo, Hiroshima, Tochigi, Fukushima, Mie, Niigata, Kyoto, Hokkaido, Gifu, Gunma, Ehime, Okayama, Fukui, Toyama, Wakayama, Ishikawa, Ibaraki, Shimane, Nara, Miyagi, Tokushima, Kagawa, Fukuoka, Yamaguchi, Nagano, Yamanashi,… tăng lên 40 Yên/giờ.
– Các tỉnh còn lại: Iwate, Nagasaki, Aomori, Yamagata, Kumamoto, Miyazaki, Akita, Kamijima, Saga, Kochi, Okinawa, Tottori và Oita được tăng 39 Yên/giờ.
Như vậy, Chính sách này đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản về mức lương vùng tối thiểu cho người lao động. Chính phủ Nhật dự kiến trong những năm tiếp theo mức lương cơ bản tại Nhật sẽ tăng khoảng 3%. Qua đó giúp toàn quốc đạt mức lương trung bình trên 1.000 Yên/giờ. Và mức lương cơ bản các vùng được áp dụng cho mọi NLĐ đang làm việc tại Nhật.
Có thể nói, năm 2023 được xem là thời điểm vàng để tham gia chương trình XKLĐ Nhật. Bởi, Chính phủ Nhật ngày càng tăng cường nhiều chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài đặc biệt là tăng lương tối thiểu vùng. Điều này giúp tạo động lực cho người lao động yên tâm làm việc nâng cao thu nhập, tránh trường hợp bỏ trốn về nước.
Khu vực có mức lương vùng cao nhất tại Nhật
Mức lương vùng cao nhất tại Nhật thuộc về thủ đô Tokyo với 1.113 Yên/giờ. Tăng 41 Yên/giờ so với năm 2022. Tiếp theo lần lượt là các tỉnh bao gồm: Kanagawa (1.112), Osaka (1.064), Saitama (1.028), Aichi (1.027),… Thực tế, những khu vực này đều có mức sống cao, chi phí đắt đỏ hơn so với các tỉnh thành khác.
Khu vực có mức lương vùng thấp nhất ở Nhật
Mức lương vùng thấp nhất tại Nhật là 893 Yên/giờ. Điển hình là một vài tỉnh như: Kumamoto, Aomori, Iwate, Akita, Okinawa, Nagasaki, Kochi, Miyazaki,… Đây là những khu vực có mức phí sinh hoạt thấp trung bình khoảng 25.000 – 30.000 Yên/tháng. So với các tỉnh như Tokyo, Kanagawa,… chi phí sinh hoạt cao hơn trung bình dao động khoảng 70.000 – 80.000 Yên/tháng.
Một số câu hỏi thường gặp về lương cơ bản các vùng ở Nhật
Đi XKLĐ Nhật nên lựa chọn tỉnh nào?
Thực tế, các tỉnh như: Tokyo, Osaka, Kanagawa và Aichi,… là những khu vực có mức lương cơ bản cao nhất. Trung bình đều trên 1.000 Yên/giờ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng các thành phố này thường có mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Còn những khu vực ở xa trung tâm sẽ có mức lương cơ bản thấp hơn nhưng chi phí lại rẻ. Điển hình như: Shizuoka, Kagoshima, Fukuoka,… Tuy mức phí không quá đắt nhưng môi trường sinh sống và làm việc vẫn đảm bảo rất tốt nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Cho nên tùy thuộc vào mục đích của bạn để cân nhắc lựa chọn địa điểm làm việc phù hợp khi đi XKLĐ Nhật.
Có nên chọn tỉnh có mức lương cơ bản thấp?
Những địa điểm ở khu vực xa trung tâm thành phố thường có mức lương cơ bản thấp. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt tại đây cũng rẻ hơn nhiều. Cho nên sau khi trừ các khoản phí thì mức lương thực lĩnh tại những tỉnh này sẽ không thấp hơn so với khu vực lương cao. Do vậy, các bạn hoàn toàn yên tâm lựa chọn các tỉnh thành này khi sang Nhật làm việc.
Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ nắm được những thay đổi trong mức lương cơ bản vùng của Nhật Bản để có thể có những lựa chọn nơi làm việc và có thể nắm được rõ mức lương vùng của Nhật Bản.
Ngoài ra các bạn có nhu cầu sang Nhật học tập và làm việc đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tối để được tư vấn hoàn toàn miễn phí các bạn nhé
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC AKURUHI JV.
Địa chỉ: 124 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Tp.HCM.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
- Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
- Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
+ Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
+ Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.