Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Đền Hùng, di tích lịch sử linh thiêng tại Phú Thọ
Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử lâu đời, nơi tưởng nhớ đến các vị Vua Hùng, người có công dựng nước và giữ nước. Vào ngày 10/3 âm lịch, mọi người từ khắp nơi trên đất nước đổ về đền Hùng để thắp nhang như một nét đẹp văn hoá truyền thống, thể hiện sự trân trọng và biết ơn khi nhớ về cội nguồn, về quê hương bản địa.
Hồ Gươm, di tích lịch sử nổi tiếng tại Hà Nội
Hồ Gươm là một biểu tượng đặc trưng của đất nước Ngàn Năm Văn Hiến. Nằm ngay tại trung tâm của thủ đô Hà Nội, hồ Gươm gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần cho Thần Kim Quy. Đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là di sản văn hoá đáng tôn trọng, cần được bảo tồn và tôn vinh.
Khu di tích lịch sử Kim Liên hào hùng tại Nghệ An
Đây chính là một trong những khu di tích lịch sử nhằm tưởng nhớ đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Khu di tích Kim Liên là nơi gắn liền với thời thơ ấu của Bác, nơi đây được công nhận là sự kiện quan trọng bậc nhất, gắn liền với sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đây, bạn không chỉ được tìm hiểu về lịch sử mà càng thêm yêu mến và kính trọng người cha già kính yêu của dân tộc.
Lăng chủ tịch, di tích lịch sử quan trọng tại Việt Nam
Lăng chủ tịch chính là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ vị đại, chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đây tham quan, bạn cần phải tuân thủ các quy định giới nghiêm, bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đối với người cha già của dân tộc.
Trên đây là tổng hợp top 15 di tích lịch sử Việt Nam, mang một nét đẹp hào hùng cùng bản sắc văn hoá dân tộc. Qua bài viết trên, Vua Nệm hy vọng bạn sẽ nhanh chóng chọn lựa được một địa điểm phù hợp để tham quan và khám phá nhé!
Có nhiều thư tịch cổ chép về trung tâm hoàng thành Thăng Long xưa với những cung điện nguy nga, tráng lệ trên một qui mô to lớn và phát triển liên tục qua các triều đại, nhưng chưa ai có thể định hình ra được nó nằm ở đâu, được xây dựng như thế nào, kiến trúc ra sao, bởi tất cả những công trình này đã bị vùi sâu trong lòng đất hàng ngàn năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế rồi cuộc khai quật cổ học tại 18 Hoàng Diệu lần đầu tiên giúp cho giới sử học tận mắt thấy một phần lớn diện mạo kiến trúc hoàng thành Thăng Long thời Lý, thời Trần, thời Lê và nhiều di vật quan trọng khác.
Từ trước cho đến khi cuộc khai quật khảo cổ này được bắt đầu, trong giới khảo cổ, sử học đã có hai luồng ý kiến về vị trí của thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Một là trung tâm Thăng Long thời Lý, Trần, Lê là điện Kính Thiên vẫn còn nền móng và các thành bậc chạm rồng và sứ hoa văn thời Lê sơ. Ý kiến sau cho rằng thành Thăng Long thời Lý, Trần ở phía tây Vườn bách thảo. Vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, giới khảo cổ tổ chức khai quật một số địa điểm như Hậu Lâu, Tràng Tiền, Hàng Dầu, Đoàn Môn, Bắc Môn, Văn Miếu, Trần Phú... với mong muốn tìm kiếm các di tích kiến trúc của những cung điện Thăng Long - Hà Nội cổ, nhưng chỉ mới phát hiện được vài dấu tích kiến trúc và một số di vật khác. Chính cuộc khai quật khảo cổ tại số 18 Hoàng Diệu lần này đã mở ra cho giới khảo cổ nhiều triển vọng tìm về trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.
Qua bóc tách các lớp đất ở độ sâu từ 1m trở xuống và dầy 2,3–5m đã xuất hiện nhiều dấu vết các thời đại sắp chồng lên nhau. Qua các hố khai quật trên một diện tích hơn 14.000m2, các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ được gần hết di tích nền móng của cung điện có chiều dài 62m, rộng 27m (diện tích 1.674m2 với chín gian nhà) thuộc thời Lý, Trần. Cung điện có một hệ thống 40 trụ móng cột được sử lý rất kiên cố bằng sỏi và gạch ngói. Để có thể hình dung rõ hơn về diện mạo kiến trúc cung điện này, nhóm khảo cổ đã mời 40 công nhân đứng trên 40 trục móng, lúc này họ mới hình dung được qui mô của cung điện. Tại hố khai quật A1 còn tìm thấy hệ thống móng trụ của thủy đình ven sông ... Điều đáng ngạc nhiên hơn, tại đây đã phát hiện một giếng nước thời Lý xây gạch đường kính 68cm, sâu 2,5m cùng với hai giếng nước thời Lê. Một điều cũng gây ngạc nhiên và khá lý thú không chỉ đối với khảo cổ học mà còn với những nhà xây dựng hiện nay, đấy là qua các hố khai quật có thể thấy những hệ thống cống thoát nước gần 1.000 năm vẫn còn khá nguyên vẹn.
Ở khu vực Hà Nội chưa có cuộc khai quật khảo cổ nào lại mang đến một số tượng di vật lớn và có giá trị như cuộc khai quật này. Tổng số di vật ước tính khoảng hơn 3 triệu, chủ yếu là gạch, ngói và đồ gốm trang trí kiến trúc. Có đến hàng ngàn viên gạch xây cung điện, lầu gác ở Thăng Long, trong đó đáng chú ý là các viên gạch có khắc chữ Hán “Đại Việt quốc dân thành chuyên” để nói rõ là gạch xây kiến trúc của nước Đại Việt thời Lê, gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”, là gạch xây cung điện nhà Lý năm 1057; gạch “Vĩnh Ninh trường” xây dựng các cung điện thời Trần; gạch “Tam phụ quân, Tráng phong quân”... chỉ dùng xây dựng các kiến trúc thời quân đội thời Lê Thánh Tông. Các tượng rồng, phượng cỡ lớn cũng được tìm thấy với kích thước khá lớn, cao gần đầu người, chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần, Lê ở đây được xây dựng rất công phu và đẹp đẽ. Trong một hố khai quật khác, đã phát hiện các loại gốm sứ cao cấp với các biểu trưng chỉ dành riêng cho nhà vua như hình rồng năm móng và chữ “Quan”, do Việt Nam tự sản xuất với kỹ thuật cao, ngoài ra còn có súng thần công, một số loại vũ khí, tiền đồng và đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng kim loại đen, kim loại màu, cùng loại có ánh vàng cũng được phát hiện.
Mặc dù cuộc khai quật sẽ còn tiếp diễn với hàng ngàn mét vuông trong khu vực nhưng qua các di tích kiến trúc được tìm thấy, các nhà khảo cổ học bước đầu nhận định: toàn bộ các di tích đã phát hiện nằm trên qui hoạch mặt bằng tổng thể của một khu vực khoảng 40.000m2 ở phía tây của hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Thời kỳ tiền Thăng Long đây là trung tâm thành Đại La. Thời kỳ Lý, Trần có thể là điện Càn Nguyên (hay còn là điện Thiên An) và thời Lê đây là cung điện của một vị hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông.
Bộ Văn hóa - thông tin, Trung tâm khoa học xã hội & nhân văn quốc gia, Hội Khoa học lịch sử VN đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học để tìm giải pháp bảo vệ và phát huy các di tích vừa được phát hiện. Trong một cuộc họp mới đây do Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn quốc gia tổ chức, đại đa số các nhà khoa học đồng tình kiến nghị cần được tiếp tục khai quật mở rộng, cuộc khai quật chỉ mới được tiến hành trên một nửa diện tích, cho nên chưa có thể đánh giá được một cách đầy đủ về các di tích đã phát lộ, đặc bi.
Chùa Phổ Minh, di tích lịch sử nổi tiếng tại Nam Định
Một trong top 15 di tích lịch sử Việt Nam nổi tiếng chính là Chùa Phổ Minh. Ngôi chùa này được xây dựng với một kiến trúc cổ kính, đến nay chùa vẫn giữ nguyên vẹn được các dấu tích nghệ thuật từ thời nhà Trần. Đến đây tham quan, bạn như được quay lại một thời Việt Nam xưa vô cùng chân thật và sống động.
Thiền viện Trúc lâm Yên Tử, di tích quan trọng tại Quảng Ninh
Thiền viện Trúc lâm Yên Tử được xây dựng từ thời vua Trần Nhân Tông. Đây là một trong những ngôi chùa quan trọng, được xem là Đất Phật tại Việt Nam, nơi luôn giảng giải kinh phật, thuyết pháp cho đại chúng.
Cố đô Huế, di tích lịch sử lớn từ đời nhà Nguyễn
Nhắc đến top 15 di tích lịch sử Việt Nam nổi tiếng thì chắc chắn không thể thiếu Cố Đô Huế. Không chỉ là một di tích lịch sử mà Cố Đô Huế còn được công nhận là di sản Văn Hoá thế giới, nơi có quy mô xây dựng rất lớn từ thời nhà Nguyễn. Do đó, nếu có thời gian, bạn hãy đến Cố Đô Huế để trải nghiệm nhé!
Chiến khu Tân Trào, di tích lịch sử tại Tuyên Quang
Vào năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn chiến khu Tân trào làm thủ đô và thực hiện nhiều hội nghị quan trọng trước cuộc khởi nghĩa toàn quốc. Ngoài ra, đây cũng là nơi ra đời cho Chính phủ lâm thời Việt Nam. Sau những chiến thắng vang dội, chiến khu Tân Trào đã trở thành di tích lịch sử quan trọng, nơi luôn chứng kiến các cuộc kháng chiến Oanh liệt của quân đội và nhân dân Việt Nam.
Dinh độc lập, di tích lịch sử hào hùng tại TPHCM
Dinh độc lập được xếp vào danh sách top 15 di tích lịch sử Việt Nam hào hùng, nổi tiếng. Đây chính là công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng tại TP HCM, là nơi mà tổng thống Việt Nam Cộng Hoà từng sống và làm việc.
Hình ảnh chiếc xe tăng phá cổng Dinh Độc lập vào ngày 30/04/1975 là sự kiện đánh dấu sự thống nhất của hai miền Nam Bắc. Hiện nay, Dinh Độc Lập vẫn còn lưu giữ khá nhiều kỷ vật quý giá, trở thành nơi tham quan và trưng bày cho nhiều sự kiện lớn ở Việt Nam.
Đền Ngọc Sơn, di tích lịch sử nổi tiếng tại Hà Nội
Đền Ngọc Sơn chính là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng tại Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông. Đây chính là nơi để thờ những người anh hùng liệt sĩ, người đã dũng cảm hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
Hiện nay, đền Ngọc Sơn chỉ mở cửa vào mùng 1 hoặc ngày rằm. Do đó, nếu muốn đến dâng hương, bạn hãy canh thời gian để đến đúng thời điểm nhé!
Đền Trần, di tích lịch sử nổi tiếng tại Thái Bình, Nam Định
Đền Trần chính là nơi an nghỉ của các vị vua thời Trần, ngoài ra, đây cũng là nơi con cháu họ Trần đến để thắp hương và tưởng nhớ tổ tông. Di tích lịch sử này được xây dựng vào năm 1695, bao gồm đền Thượng, đền Thiên Đường, đền Trùng Hoa và đền Hạ.