Khổng Tử Nói Về Người Thầy

Khổng Tử Nói Về Người Thầy

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Lợi ích của các loại học bổng Khổng Tử

Bắt đầu từ năm 2019, học bổng Khổng Tử đã xuất hiện thêm 1 loại học bổng mới gọi là Học bổng Khổng Tử tự chủ tuyển sinh (Học bổng Khổng Tử loại B) do Hanban và 15 trường Đại học Trung Quốc liên kết thiết lập và thực hiện. Vì vậy, từ năm 2019 Học bổng Khổng Tử chính thức có 2 loại học bổng là: Học bổng khổng Tử loại A và Học bổng Khổng Tử loại B.

Học bổng hệ 4 tuần này chỉ bao gồm miễn học phí và phí KTX, thời gian nhập học có 2 đợt vào tháng 7 và tháng 12.

Học bổng bao gồm: Miễn học phí, miễn phí KTX, miễn phí bảo hiểm, trợ cấp 2500 tệ/tháng; 2 đợt nhập học là tháng 3 và tháng 9 hàng năm. Trong đó, hạn apply cho học bổng tháng 3 là 20/11, tháng 9 là 20/5.

Thời gian apply cho học bổng hệ 1 năm tiếng là 20/05. Chương trình học bổng này được miễn học phí, phí KTX, phí bảo hiểm và trợ cấp 2500 tệ/ tháng.

Điều kiện xin cần có HSK4 210 điểm, HSKK Trung cấp 60 điểm. Học bổng bao gồm: Miễn học phí, miễn phí ký túc xá, miễn phí bảo hiểm, trợ cấp 2500 tệ/tháng.

Điều kiện xin: Có Bằng tốt nghiệp Đại học, HSK5 210 điểm, HSKK Trung cấp 60 điểm. Ưu tiên những người có Hợp đồng làm việc tại các tổ chức giảng dạy sau khi tốt nghiệp hoặc các tài liệu chứng minh liên quan.

Học bổng bao gồm: Miễn học phí, miễn phí ký túc xá, miễn phí bảo hiểm, trợ cấp 3000 tệ/tháng.

Là học bổng chỉ có 1 đợt nhập học duy nhất vào tháng 9 hàng năm. Bao gồm các chuyên ngành như: Giáo dục Hán ngữ Quốc tế, Văn học, Lịch sử, Triết học, Bồi dưỡng Hán ngữ. Học bổng bao gồm: Miễn học phí, miễn phí ký túc xá, miễn phí bảo hiểm, trợ cấp 2500 tệ/tháng.

Luôn có dạng 汉语+ một chuyên ngành nào đó. Thực tế đây là chương trình kết hợp học song song 2 văn bằng. Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ có hai bằng cử nhân Đại học với chuyên ngành Hán ngữ và 1 chuyên ngành mà bạn đã chọn. (“双证书”是指学生毕业时将同时获得学历证书和职业资格证书). Bao gồm các chuyên ngành: Giáo dục Hán ngữ quốc tế Hán ngữ + Chuyên ngành (Kỹ thuật thực phẩm, Thương mại, Sửa chữa ô tô, Thiết kế cơ khí và sản xuất và tự động hóa), trong đó Hán ngữ chỉ học trong 1 năm đầu nhằm bổ túc tiếng Hán cho học sinh trước khi vào chuyên ngành). Học bổng bao gồm: Miễn học phí, miễn phí ký túc xá, miễn phí bảo hiểm, trợ cấp 2500 tệ/tháng.

Học phí được sử dụng cho các chương trình đào tạo của trường và các chương trình hoạt động văn hóa bao gồm: học phí hàng năm, lệ phí 1 lần thi HSK/ năm, lệ phí 1 lần thi HSKK/ năm.

Không bao gồm phí tài liệu học tập và vé đi thăm quan du lịch.

Phí lưu trú (phí ký túc xá) được chi trả cho bộ phận quản lý ký túc, tiêu chuẩn phòng thường là phòng đôi. Ngoài ra học sinh có thể thuê phòng bên ngoài và được nhận trợ cấp thêm phí lưu trú là 700 tệ/ tháng.

Sinh hoạt phí được cấp hàng tháng thông qua đăng ký nhận phí sinh hoạt trợ cấp tại phòng tài vụ của trường. Các học sinh học bổng 1 năm tiếng hoặc hệ Đại học được nhận 2500 tệ/tháng, các sinh viên chuyên nghành Giáo dục Hán Ngữ Quốc  tế hoặc theo học hệ Thạc sĩ nhận 3000 tệ/tháng.

Danh sách một số trường có học bổng Khổng Tử

Trên đây là thông tin về học bổng Khổng Tử, Du học VIMISS hy vọng bài viết sẽ giúp ích tới bạn!

Trò chuyện với PV Báo CAND trước sự kiện kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822-1/7/2022), Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bến Tre Cao Văn Dũng cho biết, tại kỳ họp lần thứ 41 (diễn ra vào cuối tháng 11/2021 tại Paris, Pháp), khi thông qua hồ sơ khoa học Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong danh sách các danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế niên khóa 2022 – 2023, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã khẳng định: “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam; tấm gương vượt qua nghịch cảnh và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời”.

Ngoài sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu còn là một nhà giáo được người đời quý mến về tài năng, đức độ; trọn đời dốc lòng dạy dỗ, truyền thụ cho môn sinh đạo làm người, đạo lý truyền thống của dân tộc. Điều đáng khâm phục nữa là khi bị mù, Nguyễn Đình Chiểu mới học làm thuốc và trở thành một thầy thuốc giỏi, một lương y tinh thông về y lý. Trên thế giới hiếm có danh nhân nào đạt trên cả 3 lĩnh vực đồ sộ như Cụ Đồ: Thơ văn, thầy giáo, thầy thuốc.

Sau liên tiếp nhiều biến cố của cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học và bốc thuốc. Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu được gọi là Đồ Chiểu từ đó. Nguyễn Đình Chiểu từng ở ba nơi, đó là quê mẹ huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh); quê vợ huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định (nay là tỉnh Long An) và huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Vì thế, trường học của thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu cũng thay đổi ba lần. Học trò của ông ở xung quanh và đến từ các vùng quê xa. Cũng như nhiều nhà nho thời đó, Cụ Đồ lấy nhà mình làm trường học.

Bà Mai Kim Ba (tức Nữ sĩ Mai Huỳnh Hoa, 1910 – 1987; con của học giả Mai Bạch Ngọc, vợ thứ của chí sĩ Phan Văn Hùm), là cháu cố (chắt ngoại) của Nguyễn Đình Chiểu nhớ lời kể của bà ngoại mình (Nữ sĩ Nguyễn Thị Xuân Khuê, tức Sương Nguyệt Anh – con gái của Cụ Đồ) từng viết năm 1935 trên báo Tân Văn: “Học trò ước có hai trăm người, ngồi ra hai hàng tả hữu nghe giảng. Tiên sinh mắt đã mù, không còn xem sách được, nhưng mỗi bữa hỏi học trò tới đoạn nào, thì tiên sinh giảng đoạn ấy, như ngó thấy sách, vì tiên sinh thuộc lòng các sách”.

Cách dạy của các nhà nho thời đó là truyền khẩu, giảng bài từ các bộ sách Tứ thư, Ngũ kinh, sách kinh điển của Nho giáo dưới thời nhà Nguyễn (1802 - 1945). Nội dung các sách này đã thấm vào Nguyễn Đình Chiểu khi ông được một thầy đồ trong làng giảng dạy ngay từ nhỏ. Đến năm 11 tuổi được cha gửi cho một người bạn là thái phó của triều đình Huế để Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục ăn học.

Ngoài ra, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã học vỡ lòng trong sách “Minh tâm bửu giám” (Gương báu soi sáng cõi lòng). Và sau khi tiếp thu từ người thầy thuộc lò đào tạo Hòa Hưng của Võ Trường Toản (Người thầy của Nguyễn Đình Chiểu vốn là học trò của Nghè Chiêu, mà Nghè Chiêu lại là học trò của cụ Võ Trường Toản) về “dưỡng khí”, “tập nghĩa” nhất là cách giáo dục xuất phát từ tâm tính tốt của người Gia Định “Trung dũng, khí tiết, trọng nghĩa, khinh tài”… Nguyễn Đình Chiểu dốc lòng dạy dỗ, truyền thụ cho học trò đạo làm người, đạo lý truyền thống của dân tộc…

Nhiều thế hệ môn sinh tiếp thu sự giáo dục của thầy Đồ Chiểu trở thành những người nổi tiếng, đặc biệt trong đó có 2 người con của Cụ đã có những đóng góp sâu sắc cho sự đổi mới của văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Người đầu tiên là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (tức Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, 1864 - 1922), nhà thơ, nữ chủ bút (Tổng biên tập) đầu tiên của Việt Nam - báo Nữ Giới Chung (Tiếng chuông nữ giới) là tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam, xuất bản ở Sài Gòn ngày 1/2/1918. Tháng 7/1918, tờ Nữ giới chung bị đóng cửa. Giống như người cha, Sương Nguyệt Anh bị bệnh mắt, dần dần mù hẳn, phải dò dẫm bốc thuốc, dạy học, sáng tác. Hiện còn lưu truyền một số bài thơ của bà, như: Tức sự, Cảm tác khi lính Việt đi Âu chiến, Thưởng bạch mai, Vịnh ni cô, Đoan ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Vua Thành Thái vào Nam, vè thầy Hỷ, vè đánh đề…

Và nhân vật thứ hai là Nguyễn Đình Chiêm (1869 - 1935) tự là Trọng Vĩnh, hiệu Sơn Đầu (người dân Ba Tri từng quen gọi là Bảy Chiêm). Ông hành nghề đông y; ngoài ra, còn sáng tác, dịch thơ, là tác giả hai vở tuồng hát bộ Nam Tống tinh trung và Phấn Trang lầu nổi tiếng Nam bộ.

Nhiều người dân vùng Ba Tri, Bến Tre còn nhớ ông nội, ông thân sinh của mình kể lại trước đây từng là học trò của Nguyễn Đình Chiểu.

Ngoài ra, Nguyễn Đình Chiểu còn có hai học trò ưu tú hoạt động tích cực trong phong trào Phật giáo yêu nước là Hòa thượng Lê Khánh Hòa (1877 - 1947), người có công lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ những năm 1920 - 1945 và Hòa thượng Thích Khánh Thông (1871 - 1953), cũng là người có uy tín lớn trong giới tăng, ni, Phật tử ở Bến Tre những thập niên nửa đầu thế kỷ XX.

“Với người mắt sáng, dạy học đã khó nhưng người mắt mù thì càng khó khăn vạn lần hơn. Thế nhưng bằng tất cả ý chí, bằng tất cả thiện cảm đối với người đi học và quan trọng hơn là bằng tất cả kinh nghiệm qua quá trình tiếp xúc đó đây, Nguyễn Đình Chiểu sớm trở thành một nhà giáo được người đời ngưỡng mộ”, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bến Tre cho biết.

Ngoài việc dạy học, sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu còn nghiên cứu thêm nghề làm thuốc và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Nếu nói đến những danh y xuyên suốt lịch sử của Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ nổi danh bởi tài năng y học, chữa bệnh cứu người mà còn được biết đến như những nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, luôn đau đáu vì vận nước, vì nhân dân thì Nguyễn Đình Chiểu xếp ở vị trí thứ ba chỉ sau Tuệ Tĩnh (người đã đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam với tư tưởng: “Nam dược trị Nam nhân” - thuốc Nam chữa bệnh cho người nước Nam. Ông được xem là bậc thầy của thầy thuốc Việt, ông tổ của ngành Y nước nhà) và Hải Thượng Lãn Ông (tức Lê Hữu Trác, người vừa chữa bệnh, vừa dạy học, vừa biên soạn sách y khoa. Toàn bộ sách Hải Thượng để lại mà ngày nay, chúng ta được thừa hưởng như một tài sản vô giá của nền y học cổ truyền Việt Nam gọi là “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”).

Và trong 300 năm trở lại đây, Nguyễn Đình Chiểu là người thứ nhất đạt được những thành tựu trên lĩnh vực y thuật và y đạo.

Nguyễn Đình Chiểu một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lý phương Đông và y lý Việt Nam, cả về y thuật và y đức mà y đức của Nguyễn Đình Chiểu chính là đạo cứu người lồng trong nghĩa vụ cứu dân, cứu nước. Bằng vốn kiến thức đã có từ trước và sau khi được danh y truyền dạy nghề làm thuốc trong thời gian điều trị bệnh ở Quảng Nam (trên đường từ Huế trở vào Gia Định để chịu tang mẹ), Nguyễn Đình Chiểu đã nghiên cứu học thêm, trở thành lương y chữa bệnh cho dân và viết sách thuốc truyền tâm nguyện đến mọi người. Ngư Tiều y thuật vấn đáp khái quát nội dung và nói lên quan điểm y học của tác giả, biện luận trên cơ sở âm dương - những điều thiết yếu nhất về phương pháp và đường hướng trị bệnh, nói lên một đường hướng y học chân chính, cả về đạo đức và chuyên môn. Nguyễn Đình Chiểu đã nghiên cứu nghề thuốc rồi làm lương y để chữa bệnh cho dân và viết sách thuốc truyền tâm nguyện đến mọi người. Ông đã dốc lòng giới thiệu nghề thuốc của mình và trình bày những cương mục về lí luận Đông y có kèm theo giải thích một số thuật ngữ thiết yếu liên quan đến ngành y. Nhất là vấn đề về y thuật gồm có các phần: Mạch, chế dược, vận khí, thương hàn, sản phụ, nhi khoa... Rồi đến ngũ tạng trong cơ thể con người bao gồm tâm, can, tỳ, phế, thận, là những tạng khí có công năng tàng trữ và gạn lọc, chế tạo ra tinh khí. Một tạng bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành chung.

Ông cũng chỉ ra những bài thuốc cụ thể: cây cỏ đều có chất độc lành khác nhau, chưa rõ tính chớ nên dùng… Có những nguyên lý cơ bản của Đông y đã được Nguyễn Đình Chiểu trình bày trên cơ sở âm dương, thủy hỏa, khí huyết. Ông đã trình bày một cách cụ thể về cách chữa bệnh vì bệnh có “hư hư thực thực”, biến đổi nhiều, nhiều chứng, nhiều phương. “Chữa bản” là chữa thẳng vào bệnh. “Nên bổ” nghĩa là lối chữa bệnh chủ yếu về dinh dưỡng, dùng thuốc để phục hồi sức khỏe. “Nên trước nên sau” là bệnh nào gấp hơn thì chữa trước nhưng phải tùy nghi mà dùng. Chỉ cần chẩn trị sai lệch một chút thì sẽ an nguy đến tính mạng.

Với 66 tuổi đời, gần 40 năm chữa bệnh cứu người, đối với một thầy thuốc bình thường điều ấy đã là một đóng góp, nhưng với một thầy thuốc mù lòa như Nguyễn Đình Chiểu, càng đáng ghi nhận.

Bên cạnh về chuyên môn, trong quá trình hành nghề đây đó của mình, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã nhận thấy một số người không nắm rõ về y thuật, chỉ am hiểu một vài phương thuốc lăng nhăng cũng tự cho mình là thầy thuốc, làm nghề chữa bệnh. Vì thế, Ngư Tiều y thuật vấn đáp ra đời (gồm 3.642 câu lục bát và 21 bài thơ), ngoài tác dụng động viên lòng yêu nước, chí căm thù nhân dân đối với quân thù, đều cần nhất là nêu ra những vấn đề nhằm chấn hưng y học cổ truyền, xây dựng một nghề y chân chính.

Tác phẩm thể hiện tư tưởng y đức học của Nguyễn Đình Chiểu là toàn diện, cao cả; ông khuyên người thầy thuốc cần trau dồi cả tài năng và đức độ trong cuộc đời hành nghề của mình. Nguyễn Đình Chiểu đề cao tinh thần, trách nhiệm của người thầy thuốc đối với tính mạng bệnh nhân, thương yêu người bệnh: “Thấy người đau giống mình đau/ Phương nào cứu đặng mau mau trị lành”. Và răn ngừa việc lợi dụng hay lừa dối người bệnh để lấy tiền một cách vô lương tâm: “Vốn không theo thói tham nhăng/ Nhân khi bệnh ngặt đòi ăn của nhiều”. Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu dốc lòng cứu chữa cho những người nghèo khổ, chu cấp thuốc men, tận tình giúp đỡ họ mà không phân biệt đối xử: “Đứa ăn mày cũng trời sinh/ Bệnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”.

Tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp đã cho hậu thế chúng ta học tập ở Cụ Đồ tinh thần yêu nước chân thành, ý chí đấu tranh bất khuất, đạo đức liêm chính, khắc khổ, nhẫn nại, cần cù lao động và kiên trì trong sự nghiệp của mình, với mục đích phục vụ lợi ích lâu dài cho Tổ quốc.

Với y thuật và y đạo để vừa cứu người, vừa cứu dân, cứu nước, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một danh y, danh sư - Người thầy thuốc mẫu mực trong lòng nhân dân.

Nguyễn Đình Chiểu không những chữa bệnh về thể xác mà còn chữa bệnh về tinh thần. Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bến Tre, chỉ riêng tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp đủ thấy biệt tài về y học của Nguyễn Đình Chiểu, cụ đã nói lên các chứng bệnh với bệnh lý một cách sâu sắc, đồng thời cũng hàm chứa một tinh thần yêu nước, thương dân. Giáo sư Lê Trí Viễn từng viết trong đề tựa quyển Ngư tiều y thuật vấn đáp lần xuất bản năm 1982 rằng: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hằng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỷ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lý sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước...”.

“Cả nước đang nỗ lực chấn hưng ngành giáo dục; nhiều chủ trương, biện pháp, phong trào… được triển khai sâu rộng ở các cấp học. Trong đó, vấn đề “dạy chữ kết hợp dạy người” chính là sự kế thừa những tinh hoa giáo dục của các bậc tiền nhân mà Nguyễn Đình Chiểu là một người thầy tiêu biểu với triết lý “văn dĩ tải đạo”, sửa đời, dạy người”, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bến Tre Cao Văn Dũng chia sẻ.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.