Căn cứ vào các thủ tục khai báo hải quan, nhà nước sẽ tính và thu chính xác mức thuế của lô hàng hoặc cá nhân, doanh nghiệp thực hiện xuất/ nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, nhà nước cũng có thể quản lý được hàng hóa, đảm bảo hàng hoá không thuộc danh mục cấm cũng như đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất nhập khẩu, đảm bảo doanh nghiệp xuất/nhập khẩu hàng hóa đúng như khai báo và không vi phạm pháp luật Việt Nam. Ví dụ như: ngà voi, súng, ma túy là những mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam; Các loại đồ cổ, động vật hoang dã cũng không được phép xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.
Tờ khai hải quan là gì? Khai báo thế nào...?
Người mới làm xuất nhập khẩu thường thắc mắc tờ khai hải quan là gì, khai báo như thế nào...
Nếu làm trong lĩnh vực thủ tục hải quan, chắc hẳn bạn đã biết những mẫu tờ khai trước đây và hiện tại đang sử dụng. Còn nếu chưa có kinh nghiệm, có lẽ bạn cũng muốn tìm hiểu mẫu tờ khai hiện tại, và sắp tới như thế nào, đúng không?
Nếu quả vậy, thì bài viết này dành cho bạn. Hãy cùng đọc nhé.
Trước hết, tôi tóm tắt nhanh một chút vài khái niệm cơ bản như sau:
Đây là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam. Từ này trong tiếng Anh là Customs Declaration.
Nói đơn giản, nếu bạn có hàng hóa cần xuất hoặc nhập khẩu thì bạn phải làm thủ tục hải quan, và mở tờ khai hải quan là một trong những công việc bắt buộc.
Đó là việc khai báo thông tin lô hàng và truyền tờ khai hải quan qua phần mềm chuyên dùng đến cơ quan hải quan. Việc mở tờ khai hải quan tiếng Anh là Customs Declaration.
Sau khi khai báo, chủ hàng hoặc công ty dịch vụ được ủy quyền tiến hành các bước làm thủ tục hải quan theo quy định. Khi mọi việc được thực hiện xong, lô hàng được thông quan và được xem là hoàn tất thủ tục.
Trước tháng 4 năm 2014, về cơ bản người làm thủ tục sử dụng tờ khai hải quan điện tử theo mẫu in trực tiếp từ phần mềm hải quan. Về mẫu cũ này, bạn có thể tham khảo lại trong file đính kèm.
Hiện nay (4/2023), đã dùng phần mềm VNACCS để khai hải quan, và tờ khai đã theo mẫu mới (chi tiết trong phần dưới).
Với tờ khai hàng phi mậu dịch, một số chi cục vẫn đang sử dụng cách truyền thống. Người khai phải mua tờ khai giấy tại chi cục hải quan (tại Hải Phòng có thể mua giá khoảng 10.000 đồng/tờ ở chi cục Hải quan KV3), sau đó điền bằng tay vào các ô liên quan để làm thủ tục.
Có lẽ bạn quan tâm nhiều nhất là những nội dung trên tờ khai thể hiện điều gì. Thực ra chi tiết nội dung đó được quy định trong thông tư 38/2018/TT-BTC. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết cách ghi các tiêu thức trên tờ khai.
Từ tháng 4/2014, hải quan đã áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS để thông quan hàng hóa. Nội dung tờ khai do đó cũng thay đổi nhiều, như hình dưới đây.
Lưu ý: hải quan không còn đóng dấu xanh đỏ trên tờ khai như thời gian đầu mới triển khai mẫu này. Nghĩa là, kể cả với tờ khai thông quan, bạn cũng chỉ thấy như bản in từ máy tính ra mà thôi, không có dấu gì cả.
Phải nói thật là mẫu tờ khai mới này nhìn toàn chữ, và rất kém thân thiện. Những bác nào mới hoặc ít làm, thì rất khó tìm thông tin.
Tất nhiên, khi đã quen, và mất thời gian một chút, thì cũng không phải là vấn đề gì quá lớn.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ tờ khai hải quan là gì, hay còn phân vân về nội dung nào đó tờ khai, hoặc chưa biết liệu mình có thể tự làm tờ khai được không, thì tôi có cách giúp bạn.
Công ty tôi có dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển hàng hóa tại các cảng biển và sân bay quốc tế, tại các thành phố:
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và làm dịch vụ, chắc chắn chúng tôi có thể giúp bạn trong khâu thông quan hàng hóa.
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!
Tầm quan trọng của khai báo hải quan trong xuất nhập khẩu
+Giúp nhà nước tính toán và thu thuế. Đây là lý do rất quan trọng khiến chúng ta phải tốn nhiều thời gian và công sức như vậy để giải quyết công việc này.
+ GIúp kiểm soát hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam không nằm trong danh mục cấm như:
- Ngà voi, vũ khí và ma túy vào Việt Nam
- Việc xuất khẩu đồ cổ và động vật hoang dã từ Việt Nam không được phép xuất khẩu chính ngạch.
Việc khai báo hải quan là bắt buộc khi xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải vào một quốc gia. Đây là những thủ tục bắt buộc phải tuân theo khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải vào một quốc gia hoặc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
Những đối tượng sau đây tham gia hoạt động khai hải quan tại Việt Nam:
Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hàng hóa và thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu.
Chủ phương tiện, Người điều khiển phương tiện vận tải: Người sở hữu hoặc điều khiển một phương tiện (xe, tàu,máy bay) khi phương tiện đó xuất, nhập cảnh hoặc quá cảnh
Người được ủy quyền: Người được ủy quyền khai hải quan thay mặt chủ hàng hóa, phương tiện.
Đại lý làm thủ tục hải quan: Là cá nhân hoặc tổ chức chuyên nghiệp giải quyết các tờ khai hải quan cho người khai hải quan.
Các công ty cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế: Các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế xử lý các thủ tục khai báo hải quan liên quan đến dịch vụ của mình.
Bước 4: Ra cảng /ICD / Sân bay hoàn thành thủ tục hải quan
- Luồng xanh: chỉ cần trình mã vạch và tờ khai thông quan cho bộ phận kho hàng xuất (hàng kho), bộ phần vào sổ tàu (hàng container) hoặc hải quan giám sát (hàng sân bay) để đối chiếu tờ khai.
- Luồng vàng: Trình tờ khai và invoice cho hải quan đăng ký tại quầy tiếp nhận tờ khai. Nếu không phát hiện ra nghi vấn, sai sót thì sẽ được hải quan tiếp nhận tờ khai tick thông quan trên hệ thống.
Trường hợp hàng hóa bị đánh thuế, doanh nghiệp cần đóng đầy đủ thuế quan thì mới được in mã vạch
Mã vạch được in trên trang web của tổng cục hải quan https://pus.customs.gov.vn/faces/ContainerBarcode
Bước 2: Đại lý dán talong hàng hóa
Bước 4: Lấy mã vạch + tờ khai thông quan + phiếu cân để trình hải quan giám sát
Bước 5: Hải quan xác nhận qua khu vực giám sát (vậy là xong thủ tục)
Bước 1: Sau khi khách hàng đóng hàng vào xe tải tiến hành vận chuyển hàng hóa đến địa điểm lưu kho hàng lẻ chờ xuất tàu trên booking note
Bước 2: Sau khi hàng vận chuyển đến kho mang booking note đến để làm thủ tục giao hàng vào kho
Bước 3: Nếu tờ khai đã thông quan: In tờ khai, mã vạch, booking đến hải quan giám sát kho để ký mã vạch. Sau đó làm thủ tục nhập hàng vào kho và giao tờ khai hàng xuất
Nếu chưa có tờ khai: Làm thủ tục nhập hàng vào kho và ký nháy booking để nợ tờ khai, khi nào có tờ khai thông quan mang tờ khai (thông quan) + mã vạch đến hải quan giám.sát kho để ký mã vạch sau đó giao tờ khai hàng xuất như bình thường
Thủ tục nhập hàng vào kho: Cho xe tải lùi vào cửa kho, mang booking + tờ khai(nếu có) + packing list vào cho thủ kho. Thủ kho sẽ căn cứ vào lượng hàng thực tế trên xe tải để viết phiếu nhập kho sau đó sắp xếp công nhân/xe nâng vận chuyển hàng vào trong kho
Bước 2 : Căn cứ vào booking của hãng tàu để tiến hành chọn vỏ . Tùy từng loại hàng hóa mà chú ý chọn vỏ đủ điều kiện đóng hàng
Bước 3 : Sau khi chọn đc vỏ cont sẽ tiến hành kéo vỏ cont lên kho của khách hàng để đóng hàng
Bước 4 : Sau khi đóng hàng xong sẽ vận chuyển cont hàng về hạ đúng cảng/bãi trên booking
Bước 7 : Giao tờ khai : Khi có tờ khai thông quan thì sẽ in tờ khai + mã vạch + biên lai phí cơ sở hạ tầng(nếu ở hải phòng) + phơi hạ hàng giao tờ khai cho hãng tàu
Bước 8 : Hoàn tất hồ sơ thanh toán
Chú ý khi làm: Hàng xuất phải giao tờ khai trước thời hạn cut off ghi trên booking, nếu quá thời hạn cut off mới giao tờ khai hãng tàu sẽ không nhận tờ khai => Rớt tàu, đi tàu sau
Hàng sau khi hạ về bãi/cảng rồi mới được mở tờ khai nếu không sẽ bị xử phạt
Đối với tờ khai luồng đỏ, bạn trình hồ sơ cho hải quan tiếp nhận giống như đối với luồng vàng. Nếu hồ sơ không có sai sót hay nghi vấn thì sẽ được chuyển trực tiếp đến bộ phận kiểm hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa.
Các bước tiếp theo bạn thực hiện tương tự luồng vàng.
Căn cứ pháp luật và điều chỉnh về khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu
Đối với hàng hóa khi xuất khẩu cần phải thực hiện khai báo hải quan và làm các thủ tục hải quan theo quy định. Các căn cứ pháp lý về khai báo hải quan hàng xuất bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)
- Nghị định 08/2015/NĐ và được sửa đổi bổ sung bằng nghị định 59/2018/NĐ
- Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC)
- Luật thuế xuất - nhập khẩu 2016.
Khi các chuẩn bị xuất nhập khẩu hàng hóa hãy tìm hiểu hiểu các quy định có liên quan tại các văn bản này và quy định xuất khẩu được quy định đối với mã HS cụ thể. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco - đại lý hải quan được Tổng cục hải quan cấp giấy chứng nhận để được hỗ trợ cụ thể.
Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ khai
Sau khi truyền tờ khai xong bạn cần đính kèm INVOICE lên phần mềm Ecus5 ở phần “quản lý tờ khai”. Lưu ý: Đối với những loại hàng hóa yêu cầu phải trình giấy phép, DN cần xin trước giấy phép và kê khai đầy đủ các thông tin giấy phép trên tờ khai.
Hướng dẫn cách khai báo hải quan điện tử mặt hàng cụ thể
Bước 1: Đăng nhập để truy cập phần mềm Ecus
Sau khi đăng nhập và truy cập Ecus, nhấp vào "Hệ thống" trong menu phần mềm. Sau đó nhấn vào “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu” -> Nhập đầy đủ thông số của tài khoản đã khai báo và nhấn vào nút “Chọn”.
Trước khi bắt đầu đăng ký, bạn cần thiết lập các thông số cần thiết để kết nối với hệ thống hải quan.Tiến hành theo trình tự như sau:chọn Hệ thống -> Thiết lập thông số khai báo VNACCS -> Nhập thông tin ->Ghi ->Kiểm tra kết nối.
Đầu tiên, bạn cần đăng ký tờ khai xuất khẩu mới bằng cách chọn “Khai báo hải quan → Đăng ký tờ khai xuất khẩu mới (EDA)”.
Bước 4: Nhập thông tin vào tab Thông tin chung.
Trong quá trình nhập dữ liệu các bạn lưu ý những điều sau: Khi click vào một mục sẽ hiển thị “Hướng dẫn nhập dữ liệu” ở góc dưới bên trái màn hình khai báo. Thực hiện theo các bước dưới đây và nhập tất cả thông tin điều kiện cần thiết.
Các thông tin ban đầu trên tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm:
Mã loại hình: Nhập mã loại xuất khẩu của công ty.
Cơ quan Hải quan: Chọn đơn vị khai hải quan.
Mã bộ phận Xử lý: Nếu chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau, chọn đúng mã bộ phận xử lý để ghi rõ tờ khai được gửi đến bộ phận, cấp đội thủ tục nào của chi cục hải quan đã chọn ở mục Cơ quan Hải quan.
Mã phương thức vận chuyển: Bạn phải chọn mã tương ứng với phương thức vận chuyển hàng của bạn, chẳng hạn như đường hàng không, đường biển hoặc đường sắt.
Thông tin đơn vị xuất nhập khẩu để khai hải quan:
Nhập thông tin về nhà xuất khẩu, đối tác nhập khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người ủy thác.
Thông tin vận đơn trên tờ khai hải quan:
Nhập đầy đủ thông tin về vận chuyển lô hàng. Nhập thông tin sau vào ô Vận đơn:
Gross Weight: Nhập tổng trọng lượng của hàng hóa kèm theo đơn vị tính trọng lượng.
Mã vị trí lưu kho hàng chờ thông quan dự kiện.
Điểm xếp hàng - port of loading:
Phương thức vận chuyển: Nhập phương thức vận chuyển theo phương thức vận chuyển đã chọn ở trên.
Ngày khởi hành dự kiến: Ngày mà phương tiện khởi hành.
Trên tờ khai nhập đầy đủ các thông tin trên hóa đơn như số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn và điều khoản vận chuyển. Nhập các mục sau:
Phân loại hình thức hóa đơn: Chọn phân loại hình thức hóa đơn.
Ngày phát hành: Ngày hóa đơn được phát hành.
+ A: hoá đơn cho sản phẩm phải trả tiền.
+ B: hoá đơn cho hàng hóa không phải trả tiền.
+ C: hoá đơn của hàng hóa, bao gồm món hàng phải trả tiền và không phải trả tiền.
Phương thức thanh toán: điền theo phương thức thanh toán đã ký.
Điều kiện về giá hóa đơn: Chọn điều kiện vận chuyển.
Mã đồng tiền hóa đơn: Chọn mã đồng tiền theo hóa đơn của bạn.
Thuế và bảo lãnh khi khai hải quan:
Người nộp thuế là người xuất khẩu hoặc người khai hải quan.
Mã xác định thời hạn nộp thuế: Thông tin về bảo lãnh thuế và phương thức nộp thuế của người khai hải quan. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người khai sẽ nhập thông tin vào phần này.
+ Mã loại hình thức nộp thuế phải do người nộp thuế tự xác định. Nếu có chứng từ bảo lãnh thuế thì chọn loại hình bảo lãnh (có 2 loại bảo lãnh là bảo lãnh chung và bảo lãnh riêng). Tiếp theo, nhập thông tin đăng ký bảo lãnh đầy đủ, bao gồm mã ngân hàng bảo lãnh, năm đăng ký, ký hiệu và số chứng từ.
+ Nếu công ty không bảo lãnh. Nếu bạn có nhu cầu nộp thuế ngay thì chọn mã D để nộp thuế ngay. Đồng thời, khi khai báo sửa đổi bổ sung, người khai hải quan phải chọn mã “D” để được thông quan sau khi tạm giải phóng lô hàng.
Mục này áp dụng đối với doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp ưu tiên, lưu giữ hàng hóa trong kho bảo thuế, tờ khai vận chuyển đính kèm theo tờ khai. Khi nhập thông tin này, bạn phải nhập đủ: ngày khởi hành, địa điểm trung chuyển và ngày đến (nếu có), điểm đến và ngày đến điểm đích.
Bước 5: Nhập thông tin vào phần thông tin Container
Nhập thông tin về vị trí xếp hàng và danh sách container. Bạn có thể nhập tối đa 50 số container khác nhau vào tờ khai xuất khẩu của mình.
Bước 6: Nhập thông tin cho mục “ danh sách hàng”
Ghi đầy đủ, chính xác tên sản phẩm, nhãn hiệu, model, mã HS, nước xuất xứ, số lượng, đơn vị tính, đơn giá tính, mã số thuế xuất khẩu, thuế suất VAT và các thuế suất khác (nếu có).
Trong danh sách hàng, các ô “Trị giá tính thuế” và “TSXK” (%) có màu xám. Không cần nhập dữ liệu vào 2 trường này vì chúng thực hiện thao tác VNACCS thông thường. Trị giá tính thuế và thuế suất được hệ thống hải quan trả về. Trong một số trường hợp đặc biệt, người kê khai có thể nhập Trị giá tính thuế và thuế suất theo cách thủ công.
Bước 7: Truyền tờ khai hải quan xuất khẩu. Sau khi xác minh tính chính xác của các thông tin trên tờ khai điện tử, hãy đăng nhập vào chữ ký điện tử của công ty bạn để lấy số tờ khai và thông tin tờ khai và tiến hành khai trước thông tin tờ khai (EDA). .
Sau khi đăng ký thành công thông tin đăng ký trước tờ khai và xác minh thông tin hệ thống trả về là chính xác. Người khai hải quan đăng ký tờ khai chính thức với cơ quan hải quan và chọn mã “3.Khai chính thức tờ khai (EDC)”.
Bước 8: Nhận kết quả phân luồng và in tờ khai hải quan xuất khẩu.
Nếu việc khai báo thành công thì tờ khai sẽ được đưa vào quá trình thông quan. Tiếp tục nhấp vào "4.Nhận kết quả phân luồng và hải quan” Tính năng này tương tự như “Nhận phản hồi từ trụ sở chính để nhận kết quả phân luồng, phí hải quan, hóa đơn thuế, chấp nhận thông quan tờ khai”.