Hiv Ở Nam

Hiv Ở Nam

- Bác sĩ Nguyễn Thái Minh: Khái niệm phơi nhiễm là những trường hợp mà người chưa mắc bệnh không may bị tiếp xúc với máu của bệnh nhân bị nhiễm HIV và có bị tổn thương da hoặc niêm mạc nơi tiếp xúc với máu.

COVID liên tục “đe dọa” đời sống của nhân dân lẫn công tác phòng chống dịch của ngành chức năng. Điều này khiến những khách hàng cần làm xét nghiệm HIV, hay đang tham gia dự phòng và điều trị HIV của phòng khám Glink gặp không ít trở ngại trong việc di chuyển thăm khám, giao nhận thuốc, vật phẩm y tế,… Với sứ mệnh của một tổ chức vì cộng đồng, Glink cùng các nhân viên ở mọi chi nhánh luôn tận tâm hỗ trợ cho từng khách hàng của mình xuyên suốt mùa dịch, chỉ mong rằng tất cả mọi người có thể an tâm, tăng cường sức khỏe mà chống dịch.

Luôn thấu hiểu khách hàng giữa mùa dịch

Đại diện cho những nhân viên thường xuyên túc trực tại phòng khám của Glink để hỗ trợ khách hàng, anh Nguyễn Hoàng (24 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội chia sẻ: “Sự lây nhiễm COVID trong cộng đồng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, như các ca làm giữa các nhân viên phải thay đổi liên tục để đảm bảo phòng dịch tốt mà vẫn đạt hiệu quả hoạt động, khiến mình mất một khoảng thời gian để thích nghi dần. Việc tiếp cận khách hàng có nguy cơ nhiễm HIV hay cần điều trị HIV để tư vấn, cung cấp dịch vụ phù hợp cho từng người cũng gặp khó khăn vì dịch bệnh căng thẳng làm nhiều người trở nên ngại tiếp xúc hẳn”.

Do làm việc trong tổ chức cộng đồng cùng tiêu chí chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng, nên khi nhận những văn bản, chỉ thị phòng dịch sát sao hơn trên địa bàn trong đợt dịch này đã làm anh Hoàng thấu hiểu rõ hơn những suy nghĩ, tâm trạng mà các khách hàng của mình đang gặp phải. Vì không biết liệu thời gian giãn cách, phòng ngự ở từng khu vực sẽ kéo dài đến bao lâu, liệu họ có đến tái khám đủ, nhận thuốc kịp, xét nghiệm có chính xác hay không, v.v…

Quả thật đúng với những điều anh Hoàng lo lắng, rất nhiều khách hàng mong muốn xét nghiệm trực tiếp nhưng không thể thực hiện được, những khách đang sử dụng PrEP hay đang điều trị HIV (ARV) thì lại không thể đến lấy thuốc để sử dụng vì khi ấy đi lại còn khó khăn, giấy tờ cần thiết chưa đầy đủ (phiếu tiêm chủng, xét nghiệm COVID, giấy đi đường,…). Anh cho biết: “Phần lớn khách hàng nói với Hoàng rằng, cuộc sống lúc dịch cao điểm giống như bị cấm túc, nhiều khó khăn bủa vây, làm họ mệt mỏi và stress. Khoảnh khắc đó, mình thật sự thấy rằng mình cần bên cạnh để động viên, giúp họ vượt qua giai đoạn này, tiếp tục tuân thủ dự phòng, điều trị HIV bằng mọi cách mà mình và phòng khám có thể hỗ trợ trong khả năng cho phép”.

Vì sức khỏe cộng đồng, cùng chống dịch thành công

“Ngụp lặn” trong những tháng ngày đầy “kiêng cữ” về nhiều mặt của cuộc sống do dịch bệnh, hẳn sẽ có vô vàn thách thức mà người trong cuộc phải đối diện. Khi nghĩ đến những thách thức mà bản thân trải qua, anh Hoàng không thể giấu đi cái nhíu mày suy ngẫm: “Mình phải thay đổi hoàn toàn giờ giấc làm việc và lối sống sinh hoạt thường nhật, hầu như là tất cả mọi thứ đều bị thay đổi. Ra đường đi làm lúc nào cũng trong tình trạng sợ sệt, vì không biết mình có đi qua vùng mang nguy cơ lây nhiễm hay không, hoặc chẳng may tiếp xúc với F0 (người dương tính với vi rút SARS-CoV-2) mà họ chưa biết thì cũng mệt. Dẫu vậy, mình phải tự trấn an bản thân, luôn chấp hành đúng mọi khuyến cáo trong phòng, chống dịch để bảo vệ tốt cho bản thân lẫn người xung quanh, đặc biệt là khách hàng của mình. Cứ thế, nỗi lo sợ cũng vơi đi nhiều lắm”.

Về phía khách hàng, anh Hoàng bày tỏ việc tiếp cận với họ tuy còn hạn chế nhưng nhờ những chia sẻ về khó khăn trước đó mà phòng khám đã kịp thời thích ứng, linh hoạt hơn khi triển khai tư vấn, chăm sóc sức khỏe dưới dạng trực tuyến; tổ chức các hoạt động, sự kiện online cho mọi người cùng tham gia; vận động mỗi nhân viên, cũng như thường xuyên tìm kiếm các phương pháp giao hàng khả thi để chuyển phát thuốc, bộ tự xét nghiệm, thiết bị y tế hỗ trợ cho khách hàng cần thiết, giúp họ luôn giữ được sức khỏe ổn định trước khi thành phố “mở cửa” bình thường trở lại.

Từng bước hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch, anh Hoàng đã đúc kết cho bản thân một số kinh nghiệm mà chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo: “Dù bất kỳ hoàn cảnh nào, mình cũng phải luôn suy nghĩ tích cực, giữ gìn, chăm sóc sức khỏe thật tốt. Tinh thần thoải mái, tâm lý bình tĩnh là cái trước nhất, nhờ đó mà mình mới có thêm động lực để san sẻ, quan tâm khách hàng của mình và ứng phó tốt với dịch bệnh nếu có chuyển biến”.

Đối với người làm trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng thì việc đảm bảo khách hàng luôn khỏe mạnh là điều mong muốn hơn cả. Mượn lời anh Hoàng để nhắn gửi đến các độc giả, các khách hàng nói chung của Glink rằng: “Dù cuộc sống có đổi thay, dịch bệnh có tác động ra sao thì bạn hãy luôn lạc quan, tích cực lên vì tương lai vẫn đang mỉm cười phía trước, đón chờ ta trong một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc biết nhường nào. Riêng những khách hàng đang điều trị HIV nên nhớ tuân thủ liệu trình tốt, không chỉ vì bản thân, mà còn có cả gia đình và bạn bè xung quanh luôn yêu thương ta”.

Lần đầu chứng kiến những người "ngáo đá" chạy ùa về phía mình, chị Nguyễn Ngọc Vân (47 tuổi, ngụ tại Cần Giuộc, Long An) lùi về sau theo phản xạ. Những con người vốn ôm mặc cảm cũng khựng lại.

Vài phút sau, trấn tĩnh lại, Vân chủ động tiến đến nhóm nam giới đang cai nghiện, vỗ vai thân mật: "Chị đã chấp nhận quen đại ca mấy em thì không có gì làm chị sợ". Mọi người bật cười...

Chính sự quan tâm, chăm sóc chân thành dành cho người nghiện của anh Bình khiến chị Vân cảm mến (Ảnh: NVCC).

Anh Nguyễn Văn Bình (51 tuổi) kể, lớn lên trong sự chiều chuộng của gia đình, thời niên thiếu anh đã sa ngã, bập vào ma túy từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bắt đầu từ năm 1995, một vài người bạn Việt kiều rủ rê, cung cấp heroin, Bình dấn sâu dần vào con đường nghiện ngập và thành "con nghiện" đói thuốc nặng 3 năm sau đó.

Đến cuối năm 1998, kết hôn được một năm, Bình sửng sốt phát hiện bản thân đã mắc căn bệnh thế kỷ HIV. Thời điểm đó, tinh thần đi xuống, sự kỳ thị nặng nề khi xã hội mặc định HIV là người không đạo đức, Bình hận đời, càng trượt dài.

Nỗi đau từ ma túy, căn bệnh HIV và cái chết của người vợ cũ mãi là ám ảnh trong lòng anh Bình (Ảnh: NVCC).

Cú thức tỉnh đến với nam thanh niên là lúc nhận tin vợ mang thai trong khi bản thân sản phụ cũng mang căn bệnh lây từ mình. Bình ăn năn, quyết tâm muốn làm lại cuộc đời nhưng rồi nhận ra thực tế phũ phàng, bản thân mãi không thể dứt ra khỏi "cái chết trắng".

"Năm 2004, tôi bị bắt đi cai nghiện theo Nghị định 20. Tôi đi vài năm thì ở nhà vợ mất vì HIV. Tôi đau đớn dày vò nhưng theo hướng bất cần, phá phách. Năm 2011, bị bác sĩ đuổi, tôi thấy tuyệt vọng, chọn cách tự sát, mong kết thúc tất cả", anh Bình kể.

Nhưng chết không thành, người thân càng xa lánh anh hơn. Vất vưởng, không còn nơi nào để đi, số phận đưa Bình đến một trung tâm cai nghiện ở đường Chánh Hưng (quận Bình Chánh, TPHCM). Lần đầu tiên, một mục sư mở rộng cửa chào đón, Bình bất giác thấy tia sáng le lói cuối hầm ngục. Suốt thời gian sau đó, dù biết anh có bệnh, tất cả mọi người ở trung tâm vẫn chủ động săn sóc, dạy dỗ, giúp Bình quay trở lại con đường đúng.

"Sau đó tôi bỏ được thuốc, cảm thấy cuộc sống và quá khứ cũng an yên hơn. Mặc dù có thể rời đi thế nhưng tôi vẫn quyết định ở lại trung tâm để chăm sóc những người từng như mình. Vậy mà 12 năm đã trôi qua...", anh Bình nhớ lại.

Cùng thời điểm ấy, chị Nguyễn Ngọc Vân cũng rơi vào cảnh đổ vỡ hôn nhân. Để có đủ tiền trang trải nuôi con nhỏ, chị Vân lao đầu vào công việc bất kể ngày đêm. Thế nhưng, nỗi đau tình cảm vẫn chưa thể nguôi ngoai trong lòng người phụ nữ.

Một buổi tối năm 2017, chị Vân vô tình đọc được dòng trạng thái của anh Bình trên mạng xã hội. Lần đầu tiên chị thấy có người đàn ông sẵn sàng kể hết quá khứ hãi hùng ăn chơi, hút chích, cờ bạc, rồi nhiễm HIV... như thế.

"Mọi người thường hay dùng mạng xã hội để nói những điều tốt đẹp, nhưng anh Bình là người đầu tiên dám kể xấu, phơi bày những góc khuất đen tối của chính mình. Ai đọc qua cũng hãi hùng chứ! Vậy mà anh ấy đã làm việc dũng cảm thế. Tôi thầm cảm phục người đàn ông có quá khứ đen tối đó", chị Vân nói.

Từ lời bình luận động viên chân thành chị Vân viết dưới dòng trạng thái đó, cả hai bắt đầu trò chuyện. Sau 2 tháng, chị Vân chính thức đề nghị được gặp mặt, đồng thời muốn đến tận nơi để chứng kiến anh Bình làm việc.

Chị cho biết, đó là một phép thử xem anh Bình có thật thà hay chỉ cố tạo vỏ bọc hào nhoáng, nâng cao bản thân.

Sau 2 năm bầu bạn, cuối cùng anh Bình đã vượt qua mặc cảm để tiến tới cùng chị Vân (Ảnh: NVCC).

Ngày chị tới theo lời hẹn, lần đầu thấy có người phụ nữ bước vào trại cai nghiện, ngay lập tức, 2-3 người "ngáo đá" lao đến. Theo phản xạ, chị Vân lùi về phía sau. Hành động vô tình ấy lập tức khiến nhóm người khựng lại mà chỉ sự chân thành sau đó của chị mới có thể "phá băng" mặc cảm.

"Lui tới trại cai nghiện, tôi thấy mọi thứ thật lắm! Tôi không ở hoàn cảnh của từng người để hiểu cặn kẽ nhưng tôi nhận ra, không phải ai đi vào con đường đó cũng xấu, cũng đều mang gương mặt của ác quỷ. Và người đàn ông có quá khứ đen tối của tôi thực sự phúc hậu, cao thượng làm sao!", chị Vân nói.

Cuối tuần nào chị Vân cũng đưa con mang quà đến trung tâm cai nghiện. Anh Bình cũng dần có thiện cảm về sự chân thành của người phụ nữ xa lạ nhưng luôn tâm niệm chỉ xem chị như bạn bè.

"Đối với tôi, cuộc sống đầy đau khổ đã qua rồi. Cái chết của người vợ cũ mãi luôn là nỗi ân hận ám ảnh với tôi. Nhưng suốt thời gian đó, Vân vẫn ở bên tôi, không đòi hỏi, thúc giục. Cô ấy chấp nhận, hy sinh âm thầm", anh Bình nói.

2 năm sau khi quen biết, anh Bình lên tiếng: "Có lấy anh thì em xác định anh có thể bỏ hôn nhân nhưng không bỏ nghề này. Em đồng ý không?".

Hôm đó, chị Vân xúc động bật khóc.

Hiện tại cả hai cùng tham gia chăm sóc, quản giáo người nghiện, nhiễm HIV tại trung tâm ở Long An (Ảnh: NVCC).

2 năm quen biết, 4 năm hôn nhân, đến giờ chị Vân chưa từng nghĩ đến 2 chữ "hối hận". Nghĩ về quá khứ bi thương, chị tâm niệm, đó là những thử thách để vợ chồng chị được gặp nhau, chữa lành cho nhau. Thế nên, trong cuộc sống, dù không tránh được những lần bất hòa nhưng mọi mâu thuẫn đều được hóa giải, kết thúc bằng từ "Bé yêu!" anh Bình gọi vợ.

Bản thân mang nhiều bệnh, trong đó có HIV/AIDS nhưng anh Bình vẫn sống khỏe mạnh, tích cực. Để thể hiện trách nhiệm, bảo vệ vợ, anh đều đặn uống thuốc ức chế virus, tự nguyện đình sản nam để không thêm gánh trách nhiệm cho vợ, lỡ bản thân ra đi. Anh chị tận tâm tận sức chăm sóc những đứa con riêng của cả hai.

Sau kết hôn, chị Vân chính thức phụ giúp chồng việc chăm sóc, quản giáo những người nghiện ma túy là nữ tại Trung tâm giải cứu gia đình Nissi ở xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, Long An. Sự đồng hành, san sẻ và cả hy sinh đi trên con đường hành thiện khiến cặp đôi thêm gắn kết.

"Đối với tôi, anh Bình hơn cả người chồng, là người đồng hành, cùng chí hướng. Cuộc sống bên những người từng lầm đường cũng cho vợ chồng tôi nhiều bài học, để rồi qua bao sóng gió, giờ đây tôi đã tìm thấy bình an, hạnh phúc cho cuộc đời mình", chị Vân mỉm cười.

Trung tâm đã phối hợp với tổng đài 1088, tư vấn về các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS, tâm lý gia đình... trên 325.000 cuộc gọi, với tổng thời lượng gần 1,8 triệu phút.

. Trung tâm Công tác xã hội - LĐLĐ TPHCM tư vấn miễn phí (không tính cước điện thoại) về HIV/AIDS từ 8 giờ đến 20 giờ qua số điện thoại: (08) 8244209. Các tư vấn qua tổng đài 1088 được thực hiện 24/24 giờ (có tính cước phí điện thoại).