Hoàng Xuân Sính (sinh ngày 5 tháng 9 năm 1933) là một nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, nhà toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân người Việt Nam.[1][2][3][4][5] Bà là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.[6][7][8]
Tiếng Việt 1 - Tập 1, theo chương trình GDPT mới
Cuốn sách Tiếng Việt 1 tập một có mục đích chính là giúp các em học đọc và học viết. Khi học đọc và viết, các em đồng thời được biết nhiều câu chuyện thú vị, nhiều bài thơ hay.
Giáo viên được hiểu là người giảng dạy cho học sinh những kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh, giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để truyền đạt kiến thức đến với học sinh.
Hiện nay tùy theo từng cấp học sẽ có đội ngũ hành nghề nhà giáo khác nhau với các tên gọi như giáo viên hay giảng viên họ đều hoạt động nghề nghiệp trong nghề nhà giáo. Vậy Không học sư phạm có được làm giáo viên? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Ngành sư phạm là ngành giáo dục, giảng dạy tại các trường học hoặc các cơ sở đào tạo hay nói cách khác, ngành sư phạm dùng để nói đến những người thầy, người cô mẫu mực, khuôn phép, là những tấm gương sáng cho học trò noi theo.
Làm việc trong ngành sư phạm chính là tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho tất cả các ngành nghề trong xã hội. Trong xã hội hiện nay ngành sư phạm luôn được coi trọng bởi những đóng góp to lớn mà nó mang lại.
Do đó, ngành sư phạm luôn có sức hút rất lớn , trong những năm gần đây các bạn trẻ chọn ngành sư phạm đơn giản vì cơ hội việc làm cao. Được nhiều người kính trọng, luôn nhận được sự yêu mến của phụ huynh, học sinh và cả những người xung quanh. Không học sư phạm có được làm giáo viên?
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học được ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT.
Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học theo mục IV sẽ gồm 35 tín chỉ, trong đó:
– Phần bắt buộc là 31 tín chỉ, bao gồm:
+ Khối kiến thức chung với các học phần: Sinh lý học trẻ em; Tâm lý học giáo dục, giáo dục học, giao tiếp sư phạm; Quản lý hành vi của học sinh; Quản lý nhà nước về giáo dục.
+ Khối kiến thức chuyên ngành với các học phần: Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình môn học; Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Phương pháp dạy học: (chọn 01 trong các phương pháp dạy học: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ); Đánh giá học sinh; Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học.
+ Thực tập sư phạm: Thực tập sư phạm 1 và thực tập sư phạm 2.
– Phần tự chọn là 04 tín chỉ, chọn 02 học phần trong 07 học phần: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Xây dựng môi trường giáo dục; Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học; Phối hợp với gia đình và cộng đồng; Công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội; Tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.
Không học sư phạm có được làm giáo viên không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Từ quy định trên thấy được rằng người không học sư phạm vẫn có thể được làm giáo viên. Tuy nhiên để trở thành giáo viên người chưa có bằng cử nhân sư phạm bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đồng thời có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Không học sư phạm có được làm giáo viên? đã được giải đáp ở trên, để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định.
Nghiệp vụ sư phạm là chương trình đào tạo dành cho những người có nguyện vọng trở thành giáo viên nhưng không qua đào tạo đơn vị, cơ sở đào tạo giáo dục.
Chứng chỉ này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng giảng dạy chuyên ngành để giúp chủ sở hữu chuyển giao hiệu quả các kiến thức về chuyên ngành chính của mình.
Mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là nhằm để trang bị cho đối tượng bồi dưỡng hệ thống các kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được thực hiện theo hình thức tín chỉ.
Hàng năm, các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng thông báo kế hoạch bồi dưỡng cho năm sau đối với các đối tượng được quy định. Điều kiện dự tuyển bao gồm:
– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
– Có đủ sức khoẻ để tham gia bồi dưỡng.
– Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.
Theo Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
– Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định.
– Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THCS, THPT
Theo mục IV chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên THCS, THPT ban hành kèm Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT, chương trình học sẽ gồm 17 tín chỉ khối học phần chung và 17 tín chỉ khối học phần nhánh THCS hoặc nhánh THPT. Cụ thể:
+ 15 tín chỉ bắt buộc với các học phần: Tâm lý học giáo dục; Giáo dục học; Lý luận dạy học; Đánh giá trong giáo dục; Quản lý nhà nước về giáo dục; Giao tiếp sư phạm; Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
+ 2 tín chỉ là 1 trong các học phần: Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông; Kỷ luật tích cực; Quản lý lớp học; Kỹ thuật dạy học tích cực; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…
– Học phần nhánh: 17 tín chỉ học phần theo nhành THCS hoặc nhánh THPT sẽ được chia thành các học phần lựa chọn theo môn học; học phần thực hành, thực tập bắt buộc và học phần lựa chọn.
– Học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 (năm) điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.
+ Khi hoàn thành khối học chung và học phần nhánh THCS thì người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng THCS;
+ Khi hoàn thành khối học chung và học phần nhánh THPT thì người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng THPT;
+ Trường hợp hoàn thành cả hai học phần nhánh thì người học được cấp hai chứng chỉ riêng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chung đối với giáo viên THCS, THPT.
Trên đây là nội cung bài viết của Luật Hoàng Phi về Không học sư phạm có được làm giáo viên? Mong rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích để quý độc giả tham khảo.