Việc tiếp tục theo học trình độ thạc sĩ luật là lựa chọn được nhiều người quan tâm và lựa chọn đầu tư cho tương lai. Trường Đại học Kinh tế – Luật chính là một trong số những ngôi trường có thâm niên đào tạo nhiều năm với hai ngành: Luật kinh tế, Luật dân sự và tố tụng dân sự. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo thạc sĩ luật tại Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) trong bài viết này nhé!
Cơ hội nghề nghiệp sau khi học xong thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự là gì?
Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự có khả năng giảng dạy các môn học cơ bản thuộc lĩnh vực luật học nói chung và Luật dân sự và Tố tụng dân sự nói riêng ở các trường đại học, học viện.
Đồng thời, học viên có thể giữ các vị trí quản lý ở các cấp bậc khác nhau trong bộ máy tổ chức quản lý của các cơ quan Nhà nước, cơ quan tư pháp hoặc hành nghề luật sư hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
Thời gian đào tạo: 18 tháng hoặc 24 tháng
Định hướng đào tạo: Định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng
Chương trình định hướng nghiên cứu tham khảo:
Chương trình định hướng ứng dụng tham khảo:
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự tại Trường Đại học Kinh tế – Luật
Thời gian đào tạo: 18 tháng đến 24 tháng
Định hướng đào tạo: Định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng
Chương trình định hướng nghiên cứu tham khảo:
Chương trình định hướng ứng dụng tham khảo:
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế tại UEL
Chương trình thạc sĩ Luật kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật trang bị cho học viên kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh tế, thương mại. Nội dung đào tạo hướng đến việc định hướng cho người học nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý luận và thực tiễn phát sinh trong lĩnh vực xây dựng, thực thi và áp dụng pháp luật kinh tế. Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế học và luật học theo trường phái Kinh tế học pháp luật đang trở thành xu hướng phổ biến trong đào tạo và nghiên cứu liên ngành trong nước và quốc tế ngày nay.
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu và thực hành pháp luật thuần thục; có phẩm chất chính trị, đạo đức vững vàng; có trình độ và tư duy quản lý cao cho các cơ quan Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong phạm vi cả nước, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam; các văn phòng luật sư, công ty, hãng luật trong nước và nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tuyển sinh các chương trình thạc sĩ luật tại UEL
Hàng năm, Trường Đại học Kinh tế – Luật thường tổ chức 2 đợt tuyển sinh trong năm đối với 2 ngành thạc sĩ luật. Năm 2024, với hình thức xét tuyển kết hợp phỏng vấn, Kỳ tuyển sinh Sau đại học trình độ thạc sĩ đã thu hút sự quan tâm của người dự tuyển.
Để đăng ký học Thạc sĩ luật, bạn cần đảm bảo hai yếu tố: bằng Đại học ngành phù hợp và chứng chỉ ngoại ngữ đạt điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục, cụ thể như sau:
Học phí đối với khối ngành luật học kỳ I năm học 2024 – 2025 đang được áp dụng tại Trường đại học Kinh tế – Luật là: 18.750.000 đồng/ học kỳ.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi học xong thạc sĩ Luật kinh tế là gì?
Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Luật kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, học viên có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan nhà nước, tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ, viện nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng trên cả nước.
Ngoài ra, người học còn có các cơ hội việc làm tại văn phòng luật sư, hãng luật trong nước và quốc tế, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với vai trò như giám đốc doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh, marketing, chuyên gia phân tích thị trường, cố vấn pháp lý, thẩm phán, điều tra viện, kiểm sát viên, công chứng viên, luật sư, chuyên viên pháp chế, thừa phát lại, nghiên cứu viên, hoặc giảng viên pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật kinh tế.
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự tại Trường Đại học Kinh tế – Luật
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự định hướng ứng dụng đào tạo người học có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, có kỹ năng phân tích và áp dụng giải quyết các tình huống pháp lý về dân sự và tố tụng dân sự, đồng thời có trách nhiệm nghề nghiệp và năng lực tự chủ trong học tập và làm việc để có thể làm việc trong môi trường cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu.
Vì sao nên học thạc sĩ Luật tại đại học Kinh tế – Luật?
Khi lựa chọn học thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, người học có cơ hội tiếp xúc với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chương trình đào tạo đổi với kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Các học viên đến từ nhiều ngành nghề, đơn vị khác nhau giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ nghề nghiệp, tham gia nghiên cứu và công bố học thuật có giá trị. Bằng cấp từ UEL giúp nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong tư vấn pháp lý, quản trị doanh nghiệp, hoặc làm việc tại các tổ chức quốc tế. Đây là lựa chọn lý tưởng để phát triển sự nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tham khảo thông tin tuyển sinh tại: https://link.uel.edu.vn/GFaJQZ
Với 2 ngành đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế và thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự, bạn có thể lựa chọn Trường Đại học Kinh tế – Luật với nhiều ưu điểm trong việc đào tạo để tiếp tục hành trình phát triển bản thân để có nền tảng vững chắc cho việc thăng tiến trong sự nghiệp tương lai.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về luật quốc tế và các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực đối ngoại và luật quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Học viên được trang bị kiến thức một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên ngành Luật quốc tế, đồng thời tăng cường các kiến thức liên ngành về Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế và tiếng Anh chuyên ngành.
Học viên được cung cấp các kiến thức chuyên sâu và cập nhật về công pháp và tư pháp quốc tế, những vấn đề nâng cao của luật thương mại quốc tế, luật sở hữu trí tuệ quốc tế, luật các tổ chức quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp biển đảo theo luật quốc tế hiện đại … các vấn đề khu vực và toàn cầu, các xu hướng phát triển của luật quốc tế.
Học viên được đào tạo và rèn luyện tư duy phản biện mang tính khoa học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu pháp lý, các phương pháp đa ngành và liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của luật quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực luật quốc tế cho học viên.
Học viên được rèn luyện và phát huy khả năng nghiên cứu độc lập.
Có kỹ năng thuyết trình tại các hội nghị, hội thảo, diễn đàn pháp lý quốc tế.
c. Về công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp
Nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề trong lĩnh vực pháp luật quốc tế ở bậc đại học tại các viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.
Công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, công tác pháp chế tại các Bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng.
Nghiên cứu và phân tích các vấn đề luật pháp quốc tế tại các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước cũng như các công ty tư vấn có liên quan đến các vấn đề pháp luật.
Làm việc trong các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các liên doanh và doanh nghiệp tư nhân….
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ thạc sĩ đạt được các yêu cầu sau:
Củng cố nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, nắm vững các kiến thức nâng cao về triết học Mác-Lenin trong giai đoạn hiện nay.
Nắm vững những kiến thức mang tính liên ngành về các vấn đề đối ngoại của Việt Nam, các vấn đề khu vực và toàn cầu, cũng như xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế.
Nắm vững những kiến thức chuyên sâu về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, các vấn đề đương đại của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực thương mại, sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, kiến thức chuyên sâu liên quan tới cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tranh chấp kinh tế quốc tế.
Kỹ năng chuyên môn: Người học biết, nắm vững các kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu khoa học pháp lý (kỹ năng phát hiện vấn đề, giải quyết hoàn chỉnh các vấn đề về mặt lý luận trong khoa học pháp lý); bước đầu tiếp cận với các kỹ năng cơ bản trong thực hành pháp luật và tư vấn chính sách. Người học có kỹ năng phân tích, tranh luận, trình trình bày các ý kiến, lập luận pháp lý.
Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm: Người học biết cách tương tác, phối hợp trong làm việc nhóm hoặc có khả năng làm việc độc lập khi thực hiện các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.
Về ngoại ngữ: Người học có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân, có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ, có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn về nghề nghiệp và luôn tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; có trách nhiệm công dân, có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và chủ động tuyên truyền, vận động người khác tuân thủ pháp luật.
Có phẩm chất chính trị vững vàng, có thái độ sẵn sàng phục vụ cộng đồng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn nghề nghiệp.
Có năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào nghiên cứu một vấn đề và trong các hoạt động thực tiễn một cách chủ động, khoa học, linh hoạt và sáng tạo.
Có thái độ chủ động cập nhật kiến thức, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có tinh thần phản biện, ý thức sáng tạo và tự tin trong công việc.
Có khả năng phát hiện ra các vấn đề mới và dẫn dắt nhóm nghiên cứu; có khả năng nghiên cứu độc lập.
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế theo định hướng nghiên cứu, người học có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
3. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA:
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao được thiết kế trong 2 năm, gồm 4 học kỳ.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học: 3 tín chỉ
3.2. Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành:
- Gồm 06 học phần bắt buộc: 21 tín chỉ.
- Gồm 07 học phần tự chọn: 24 tín chỉ.
- Học viên phải hoàn thành tối thiểu 51 tín chỉ.
- Luận văn thạc sĩ định hướng nghiên cứu tương đương 14 tín chỉ.
4. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH:
Theo quy định ở Điều 8 Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao ban hành theo Quyết định số 709/QĐ-HVNG ngày 02/10/2014 của Giám đốc Học viện Ngoại giao.
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:
Thực hiện theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao ban hành theo Quyết định số 709/QĐ-HVNG ngày 02/10/2014 của Giám đốc Học viện Ngoại giao.
Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Thạc sĩ Luật Quốc tế (Master Degree in International Law).
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế, định hướng nghiên cứu
- Điều kiện tổ chức lớp: Khối kiến thức tự chọn phải có ít nhất 25 học viên/lớp.
- Cố vấn học tập: Phòng Đào tạo sau Đại học phối hợp với các Khoa chuyên môn hướng dẫn học viên đăng ký vào đầu mỗi học kỳ.
- Lịch học có thể thay đổi theo điều kiện thực tế.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế theo định hướng ứng dụng giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực đối ngoại và luật quốc tế; sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng phát huy và sử dụng kiến thức về luật quốc tế vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc một cách độc lập, tự giác, sáng tạo và hiệu quả; có khả năng thích ứng linh hoạt và hiệu quả trước thực tiễn yêu cầu công việc ngày càng cao của hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm phục vụ một cách có hiệu quả công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.
Học viên được trang bị kiến thức một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên ngành Luật quốc tế, đồng thời tăng cường các kiến thức liên ngành về Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế và tiếng Anh chuyên ngành.
Học viên được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về công pháp và tư pháp quốc tế, những vấn đề trong thực tiễn ứng dụng của luật thương mại quốc tế, luật sở hữu trí tuệ quốc tế, luật các tổ chức quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp biển đảo theo luật quốc tế hiện đại … và cập nhật các vấn đề khu vực và toàn cầu, các xu hướng phát triển của luật quốc tế.
Học viên được đào tạo và rèn luyện tư duy phản biện mang tính khoa học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu pháp lý, các phương pháp đa ngành và liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của luật quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực luật quốc tế cho học viên.
Có kỹ năng thuyết trình tại các hội nghị, hội thảo, diễn đàn pháp lý quốc tế.
c. Về công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp
Các chức danh tư pháp (luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chức viên, chấp hành viên, thừa phát lại…)
Công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ.
Công tác pháp chế tại các Bộ, ngành.
Luật sư nội bộ, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp.
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ thạc sĩ đạt được các yêu cầu sau:
Củng cố nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, nắm vững các kiến thức nâng cao về triết học Mác-Lenin trong giai đoạn hiện nay.
Nắm vững những kiến thức mang tính liên ngành về các vấn đề đối ngoại của Việt Nam, các vấn đề khu vực và toàn cầu, cũng như xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế.
Nắm vững và vận dụng được các kiến thức ngành, liên ngành và kiến thức chuyên ngành về pháp luật quốc tế trong hoạt động tư vấn pháp luật, thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, công tác của luật sư, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý và các hoạt động thực tiễn khác có liên quan tới pháp luật quốc tế.
Nắm vững và vận dựng thành thạo các kỹ năng trong hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế, áp dụng pháp luật quốc tế, tư vấn pháp luật quốc tế; có phương pháp và kỹ năng phân tích, tranh luận, trình bày các ý kiến, lập luận pháp lý trong môi trường hành nghề pháp luật.
Có kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp, phát triển nhóm và liên kết các nhóm.
Về ngoại ngữ: Người học có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân, có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ, có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn về nghề nghiệp và luôn tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; có trách nhiệm công dân, có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và chủ động tuyên truyền, vận động người khác tuân thủ pháp luật.
Có phẩm chất chính trị vững vàng, có thái độ sẵn sàng phục vụ cộng đồng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn nghề nghiệp.
Có năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào đánh giá một vấn đề và trong các hoạt động thực tiễn một cách chủ động, khoa học, linh hoạt và sáng tạo.
Có thái độ chủ động cập nhật kiến thức, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có tinh thần phản biện, ý thức sáng tạo và tự tin trong công việc.
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế theo định hướng ứng dụng, người học có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
3. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA:
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao được thiết kế trong 2 năm, gồm 4 học kỳ.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học: 3 tín chỉ
3.2. Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành:
- Gồm 08 học phần bắt buộc: 28 tín chỉ.
- Gồm 07 học phần tự chọn: 24 tín chỉ.
- Học viên phải hoàn thành tối thiểu 58 tín chỉ.
- Luận văn thạc sĩ định hướng ứng dụng tương đương 7 tín chỉ.
4. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH:
Theo quy định ở Điều 8 Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao ban hành theo Quyết định số 709/QĐ-HVNG ngày 02/10/2014 của Giám đốc Học viện Ngoại giao.
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:
Thực hiện theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao ban hành theo Quyết định số 709/QĐ-HVNG ngày 02/10/2014 của Giám đốc Học viện Ngoại giao.
Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Thạc sĩ Luật Quốc tế (Master Degree in International Law).
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế, định hướng ứng dụng
- Điều kiện tổ chức lớp: Khối kiến thức tự chọn phải có ít nhất 25 học viên/lớp.
- Cố vấn học tập: Phòng Đào tạo sau Đại học phối hợp với các Khoa chuyên môn hướng dẫn học viên đăng ký vào đầu mỗi học kỳ.
- Lịch học có thể thay đổi theo điều kiện thực tế.
RadEditor - please enable JavaScript to use the rich text editor.