Chứng Tự Kỷ

Chứng Tự Kỷ

Hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh có những phán đoán nhầm lẫn khi cho rằng con mình có khả năng bị mắc chứng tự kỷ. Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh, giảng viên và sinh viên hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ, để phân biệt trẻ tự kỷ và những trẻ khác.

Rối loạn phát triển lan tỏa (PDD-NOS)

PDD-NOS là một rối loạn phát triển thần kinh làm suy yếu tăng trưởng và phát triển của não. Trong số nhiều loại hội chứng tự kỷ khác nhau, các bác sĩ chẩn đoán coi PDD-NOS là một loại tự kỷ không điển hình.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thì 68 trẻ thì có 1 trẻ sẽ mắc rối loạn phát triển lan tỏa và cứ 1000 người trưởng thành trên toàn thế giới thì có 6 người trong số đó sẽ mắc chứng rối loạn phát triển lan tỏa.

Chứng rối loạn phát triển lan tỏa cần điều trị bằng vật lý trị liệu lẫn tinh thần, để người bệnh mau chóng rời khỏi chứng rối loạn phát triển lan tỏa này.

Nguyên nhân tự kỷ và yếu tố rủi ro

Nguyên nhân tự kỷ hiện nay vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân điển hình như:

Ngoài ra, các yếu tố rủi ro dẫn đến hội chứng tự kỷ bao gồm:

Xem thêm: Tự kỷ ám thị: Nguyên nhân, dấu hiệu rủi ro và cách phòng ngừa

Để chẩn đoán chứng tự kỷ, bác sĩ sẽ hỏi về tiểu sử, những biểu hiện gần đây của người mắc hội chứng tự kỷ, sử dụng bản câu hỏi để dựa vào đó chẩn đoán và tìm ra bước điều trị phù hợp.

Không. Hội chứng tự kỷ xuất phát từ yếu tố bẩm sinh và theo bạn suốt đời. Do đó, không có cách chữa trị dứt điểm. Bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ bạn bằng tâm lý trị liệu hoặc bằng thuốc.

Bạn không thể ngăn ngừa hội chứng tự kỷ, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng cách thực hiện một số biện pháp nhất định như [4]:

Không. Hội chứng tự kỷ xuất phát từ yếu tố bẩm sinh và theo bạn suốt đời. Do đó, không có cách chữa trị dứt điểm. Bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ bạn bằng tâm lý trị liệu hoặc bằng thuốc.

Có. Nếu không được phát hiện kịp thời, hội chứng tự kỷ sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt lẫn công việc. Còn với trẻ em, nếu mắc tự kỷ trong thời gian dài trẻ sẽ chậm nói, chậm phát triển và có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.

Khám tự kỷ ở đâu? Bệnh viện nào?

Khoa Khám bệnh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám và điều trị tốt nhất cho người bị hội chứng tự kỷ.

Bên cạnh đó, sử hữu đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn niềm nở, hỗ trợ người bị hội chứng tự kỷ tối đa trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Bài viết trên đã cung cấp cho quý độc giả về hội chứng tự kỷ. Tóm lại, tự kỷ không phải là bệnh mà nó xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, do đó bạn sẽ đồng hành với tự kỷ suốt đời bằng phương pháp hỗ trợ từ tâm lý trị liệu hoặc bằng thuốc.

triệu chứng điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ

Bất thường về ngôn ngữ: chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói, phát âm vô nghĩa, dạy không nói theo. Nếu trẻ nói được thì lại nói nhại lời, nhại quảng cáo, chỉ nói khi đòi ăn, đòi đi,... Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Không biết đối đáp hội thoại, không biết kể lại những gì đã chứng kiến. Giọng nói khác thường như nói giọng lơ lớ, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói rất to,... là những triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ.

Trẻ không biết chơi giả vờ tưởng tượng mang tính xã hội, không biết trò chơi có luật. Chậm nói là lý do chủ yếu để cha mẹ đưa con đi khám bệnh vì đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ mắc chứng tự kỷ.

Những bất thường về hành vi, thói quen và ý thích thu hẹp: hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, nhảy lên,... Những thói quen rập khuôn thường gặp là: bé đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng một bộ quần áo, luôn làm một việc theo một trình tự cũ cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ ở trẻ.

Thích thu hẹp mình - Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ

Những ý thích thu hẹp như: cách chơi đơn điệu kéo dài, nhiều giờ xem tivi quảng cáo, băng hình, điện thoại, quay bánh xe, ngắm nhìn hoặc tay luôn cầm một thứ như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có màu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau. Nhiều trẻ ăn vạ khóc lăn ra nếu không vừa ý do trẻ không biết nói hay biểu đạt ý mình mong muốn hoặc do thiếu kiềm chế. Phần lớn trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.

Một số trẻ có khả năng đặc biệt như nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn, bấm trò chơi trên máy rất giỏi, thuộc lòng nhiều bài hát, đọc số chữ rất sớm, làm toán cộng nhẩm nhanh, bắt chước động tác nhanh, nên dễ gây nhầm tưởng cho phụ huynh là trẻ quá thông minh. Tuy nhiên đây lại là một trong những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ.

Trẻ bị tự kỷ thường thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ như trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, không làm theo hướng dẫn, thích chơi một mình không có sự chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình, không để ý đến thái độ của người xung quanh.

Một số trẻ chẳng biết lạ ai, đến nơi mới nào cũng không để ý đến sự đổi thay của môi trường, nhưng lại có những trẻ rất sợ người lạ, sợ chỗ lạ. Trẻ thường gắn bó và để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới mọi người xung quanh.

Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm như: sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, nhạy cảm với âm thanh quảng cáo nên chạy vào nhanh để nghe, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, ăn không nhai và kén ăn.

Ngược lại trẻ kém nhạy cảm lại có những biểu hiện như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng.

Sở thích thu hẹp - Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ

Những ý thích thu hẹp như: cách chơi đơn điệu kéo dài, nhiều giờ xem tivi quảng cáo, băng hình, điện thoại, quay bánh xe, ngắm nhìn hoặc tay luôn cầm một thứ như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có màu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau cũng là triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ. Nhiều trẻ ăn vạ khóc lăn ra nếu không vừa ý do trẻ không biết nói và do thiếu kiềm chế. Có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.

Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết bệnh tử kỷ ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền.

Hành vi chống đối - Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ

Hành vi chống đối là một dấu hiệu khá quan trọng của bệnh tự kỷ ở trẻ. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,…

Lâm sàng: trẻ khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Có 5 thể theo phân loại lâm sàng:

Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner): bao gồm các dấu hiệu bất thường ở cả 3 lĩnh vực kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường, khởi phát trước 3 tuổi.

Hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao): kém tương tác xã hội, nói được nhưng giao tiếp bất thường, không chậm nhận thức, xuất hiện sau 3 tuổi.

Hội chứng Rett: thường gặp ở trẻ gái, sự thoái triển xảy ra khi trẻ 6 – 18 tháng, động tác định hình ở tay, vẹo cột sống, đầu nhỏ, chậm trí tuệ mức độ nặng.

Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ: sự thoái lùi phát triển xảy ra trước 10 tuổi.

Tự kỷ không điển hình: chỉ có bất thường một trong 3 lĩnh vực, là tự kỷ mức độ nhẹ.

Theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ lại chia ra

Tự kỷ có trí thông minh cao và nói được

Tự kỷ có trí thông minh cao nhưng không nói được

Tự kỷ có trí tuệ thấp và nói được

Tự kỷ có trí tuệ thấp và không nói được

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ.

Để chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được làm một số trắc nghiệm tâm lý đánh giá phát triển tâm vận động cho trẻ dưới 6 tuổi và trí tuệ cho trẻ lớn hơn, trắc nghiệm về hành vi cảm xúc, thang sàng lọc tự kỷ M- CHAT, thang đo mức độ tự kỷ CARS.

Sàng lọc phát triển là phương pháp ‎Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên trải qua ở độ tuổi từ 18 và 24 tháng.‎ Sàng lọc có thể giúp xác định ASD ở trẻ em sớm và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. ‎Phụ huynh sẽ điền vào một bảng câu hỏi. Sau đó, các bác sĩ có thể sử dụng các bài kiểm tra phản xạ để xác định nguy cơ mắc ASD của trẻ.

Ngoài ra ‎bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ, bao gồm:‎

‎Xét nghiệm ADN để xác định các yếu tố di truyền‎;

Xét nghiệm ADN để hát hiện các yếu tố di truyền

‎Kiểm tra thị lực và thính giác‎;

‎Sàng lọc liệu pháp nghề nghiệp‎;

‎Bảng câu hỏi phát triển, chẳng hạn như Lịch quan sát chẩn đoán tự kỷ.

Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Nhiều ý kiến cho rằng gen đóng một vai trò trong sự hình thành và phát triển của bệnh tự kỷ ở trẻ. Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng gen bị lỗi có thể làm cho một người dễ mắc chứng trẻ tự kỷ hơn khi có thêm các yếu tố khác tác động, chẳng hạn như mất cân bằng hóa học, virus hoặc hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.

Ảnh hưởng của quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy... làm tăng nguy cơ bệnh tử kỷ ở trẻ sau khi sinh ra.

Một số nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ có thể kể đến như do người mẹ mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai, điều này làm cho não của thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.

Một số bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong kỳ thai nghén cũng được giới chuyên môn khẳng định làm thay đổi não thai nhi, dẫn tới bệnh tự kỷ ở trẻ.

Nguyên nhân do người mẹ mắc tiểu đường và béo phì, và sử dụng thuốc chống co giật, thalidomide và axit valproic trong khi mang thai.

Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ bệnh tự kỷ ở trẻ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường. Trong thời kỳ mang thai là người mẹ sử dụng rượu, bia, chất kích thích gây ra ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở trẻ và dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ.

Khi mang thai người mẹ tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Các tác nhân môi trường có thể bao gồm flavonoid trong thực phẩm, khói thuốc lá và hầu hết thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ.

Gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm cũng là một trong số những yếu tố dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ. Gia đình là một nhân tố rất quan trọng trong môi trường gần nhất của trẻ, mọi thành viên trong gia đình đều tiếp xúc với trẻ hàng ngày, kích thích sự phát triển về mọi mặt của trẻ đặc biệt là ngôn ngữ và kỹ năng nhận biết về môi trường xung quanh trẻ và những nhu cầu riêng biệt của trẻ.

Các thành viên trong gia đình chính là người đầu tiên có thể tạo cơ hội giúp trẻ hình thành các quan hệ xã hội, là hình mẫu cho trẻ về cách ứng xử. Cách sống và cách tổ chức cuộc sống trong gia đình tốt sẽ khuyến khích, nuôi dưỡng sự phát triển những tính cách tích cực ở trẻ.